nhiều hình thức (tập trung, phân tán, gặp gỡ trực tiếp) với nhiều loại phương tiện khác nhau (phát thanh, truyền hình, sách báo, tài liệu, tờ rơi...).
Cải thiện chất lượng các hình thức giáo dục truyền thông để bảo đảm tính giải trí, hấp dẫn, khuyến khích sự tham gia của trẻ em. Đảm bảo mỗi xã trên cả nước có báo và tạp chíđể nâng cao khả năng ngôn ngữ cho đa số trẻ em dân tộc. Phát huy và duy trì các môn thể thao quần chúng. Đẩy mạnh hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao cho tất cả mọi người.
Củng cố và nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp thông tin nhiều hơn để nâng cao phát triển con người; giúp cho người dân có nhiều thông tin để mở rộng khả năng lựa chọn và quyết định.
Phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình và xuất bản sách, báo bằng tiếng dân tộc ít người phù hợp với từng vùng. Nhà nước có chính sách hỗ trợ bảo đảm các xã nghèo đều có trạm truyền thanh để phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước, các thông tin khoa học - kỹ thuật,...
Nhà nước sẽ đầu tư hỗ trợ ban đầu một số cơ sở vật chất cần thiết như nhà văn hoá, thư viện, phương tiện phát thanh - truyền hình, một số sách báo, tài liệu khoa học - kỹ thuật... Việc đầu tư bổ sung, chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng sẽ huy động sự đóng góp của cộng đồng.
Xây dựng quy chế quản lý hoạt động của điểm văn hoá xã phù hợp với từng địa phương và từng vùng. Ngoài phần quản lý trực tiếp của ngành bưu điện, các xã tự xây dựng chương trình hành động, quy chế quản lý tài sản, chi phí hoạt động, lệ phí dịch vụ và kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ cho công trình.