KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu vận dụng mối quan hệ giữa kết cấu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã (Trang 25 - 27)

1. Kết luận:

Từ phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp thống kê về vận dung mối quan hệ giữa kết cấu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong phát triển kinh tế xã hội của xã Đại Ngãi ( giai đoạn 2005- 2010)

Bản thân nhận thấy và khẳng định đây là vấn đề rất quan trọng, cần thiết đối với phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Từ những thành tựu khái quát sau hơn 20 năm đổi mới đã cho thấy sự đúng đắn của chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công cuộc đổi mới. Bước đầu đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, Việt Nam đã và đang vương mình, nâng cao vị thế trên trường quốc tế về mọi mặt.

Điển hình ngay trên địa bàn xã Đại Ngãi, nhờ vận dụng kịp thời, sáng tạo, thành công mối quan hệ giữa kết cấu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong phát triển kinh tế xã hội mà kiến trúc thượng tầng của xã ngày càng vững chắc, hoàn thiện về tổ chức, hoạt động tạo nền tảng vững chắc, tiếp tục đầu tư xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng ( đường, điện, trường trạm, ...) ngày càng đạt chuẩn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao cũng như các hoạt động khác của đời sống xã hội.

Để giữ vững thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2005- 2010, Đảng ủy – UBND xã đã đề ra phương phướng, nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong giai đoạn 2010-2015.

Chắc chắn rằng với những giải pháp đã đề ra trong phát triển kinh tế, xã hội thì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Ngãi nhất định tiếp tục đạt được những thắng lợi mới trên nền thắng lợi của giai đoạn 2005-2010.

2. Kiến nghị:

a. Đối với cấp huyện:

Cần tập trung, quan tâm đến công tác phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở cơ sở.

cho cơ sở; đầu tư trang thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế. Nhất là hổ trợ về cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp, hổ trợ phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại.

b. Đối với cấp tỉnh và Trung ương:

Có quy hoạch dài hạn và định hướng phát triển kinh tế, xã hội hợp lý, đồng bộ giữa Trung ương và tỉnh trên địa bàn cấp cơ sở.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo diện tích đất nông nghiệp và bảo vệ môi trường…

Tăng cường các chương trình đầu tư, hổ trợ vốn cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Tăng cường bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, mở các lớp liên quan đến quản lý và phát triển kinh tế xã hội cho cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Trên đây là bài tiểu luận nghiên cứu tốt nghiệp cuối khóa đề tài “ vận dụng mối quan hệ giữa kết cấu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2005-2010 và phương hướng, nhiệm vụ 2010-2015) của bản thân.

Rất mong Ban giám hiệu Trường Chính trị, Khoa triết, các Thầy - Cô giáo nhận xét, đánh giá để bản thân tiếp thu, học tập nâng cao thêm kiến thức, hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp ra trường.

Một phần của tài liệu vận dụng mối quan hệ giữa kết cấu cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w