... Phạm vi của rừng trong giảm thiểu tính khốc liệt của các trận lũ lớn xuất hiện sau một giai đoạn mưa lớn kéo dài là tương đối hạn chế.
Nguồn: Ủy ban Lâm nghiệp Vương quốc Anh, 2002
Vì khả năng ngăn chặn các cơn lũ thảm khốc của rừng là tương đối hạn chế nên tuyệt đối không thể bỏ qua công tác quản lý lưu vực đầu nguồn. Rừng cung cấp nhiều lợi ích về môi trường, các lợi ích này cần được bảo vệ và duy trì vì lợi ích hôm nay và mai sau của người dân vùng cao cũng như vùng đồng bằng. Quản lý lưu vực đầu nguồn quan tâm đến nhu cầu và quyền lợi của người dân địa phương, nhưng cũng cần xem xét đến các nhu cầu của xã hội ở phạm vi rộng hơn. Các tiếp cận hiệu quả nhất nhằm làm giảm thiệt hại do các trận thảm khốc gây ra cần tập trung nhiều vào các vùng hạ lưu và vùng đồng bằng ngập lũ. Những cư dân trong các khu vực này cần phải “học cách sống chung với các dòng sông”, như tiêu đề một báo cáo của Học viện Kỹ sư dân dụng Vương quốc Anh năm 2001 về các biện pháp giảm thiểu lũ lụt. Đồng thời, các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách cần từ bỏ sự tin tưởng vào các biện pháp giải quyết nhanh các vấn để liên quan đến lũ. Trong khi lũ lụt gây ra những chi phí lớn cho các vùng đồng bằng của châu Á, thì điều quan trọng là phải nhận thức được cả những mặt lợi ích của lũ. Chỉ bằng cách thúc đẩy và hỗ trợ quản lý tổng hợp toàn diện lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ, mới có thể đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu và nguyện vọng của tất cả dân cư - miền núi cũng như vùng đồng bằng.