I. Những cam kết của Việt Nam về lĩnh vực thương mại hàng hoá khi Việt
3. Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại kh
3.4. Giải quyết tranh chấp
Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại, mặc dù các chủ thể không mong muốn có sự vi phạm hợp đồng nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc vi phạm hợp đồng là rất phổ biến đặc biệt trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn như do sung đột pháp luật, do ngôn ngữ, do hoàn cảnh khách quan khác…..mà các bên không thể thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình như đã cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên không phải những vi phạm nào cũng bị áp dụng những chế tài để xử lý. Điều 294- Luật thương mại 2005 quy định những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Ngoài những hành vi này thì các chủ thể vi phạm phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Việc quy định chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm này có thể đựơc các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc không.
Việc xử lý các tranh chấp này còn phụ thuộc vào việc các bên thoả thuận cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp những thoả thuận này phải không trái với quy định của pháp luật như cơ quan giải quyết tranh chấp phải có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó. Theo pháp luật hiện hành thì các bên có thể lựa chọn toà án giải quyết theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004( thay cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994) và pháp lệnh trọng tài 2003, nêú luật được áp dụng để giải quyết các tranh chấp này là luật Việt Nam. Do những ưu điểm của trọng tài so với toà án thì các bên khi lựa chọn cơ quan giải quýêt tranh chấp thường lựa chọn trọng tài. Bởi khi giải quýêt tranh chấp bằng trọng tài thì giúp cho các bên bảo vệ được bí mật kinh doanh của mình, và giảm được chi phí cũng như thời gian cho việc giải quyết
này. Bên cạnh đó Toà án lại có những bất cập lớn và không có ưu điểm bằng trọng tài, đó là trình độ thẩm phán còn thấp, không có kinh nghiệm nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Hiện nay đội ngũ thẩm phán của nước ta còn thiếu một cách trầm trọng, Chánh án toà án nhân dân tối cao phải: “cố vơ vét, bổ nhiệm cho đủ” thẩm phán.
Trong quan hệ hợp đồng quốc tế thì vấn đề về sung đột pháp luật là trở ngại rất lớn cho các bên. Và việc giải quyết các tranh chấp đó theo luật nước nào rồi đến việc thực hiện quyết định đó của các bên cũng cần phải được đảm bảo, theo đó Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 453/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 về việc tham gia Công ước về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của Liên hiệp quốc đã được thông qua tại Niu-oóc ngày 10/6/1958.