Tình hình phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ (Trang 27 - 31)

I. Tình hình phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam. Nam.

1. Năng lực, quy mô sản xuất.

Ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh trong những năm gần đây và là một trong những ngành có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Điều này không chỉ thể hiện qua những con số thống kê về sự gia tăng quy mô, số lượng các doanh nghiệp mà nó còn được phán ánh qua những giá trị đem lại cho nền kinh tế.

Tính đến hết tháng 3 năm 2009, cả nước có khoảng gần 2600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, sử dụng 170000 lao động. So với năm 2000, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện thời đã tăng lên gấp 2,5 lần. Nếu phân chia theo loại hình sở hữu thì hiện nay các doanh nghiệp trong ngành bao gồm 4 nhóm doanh nghiệp chính: nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong đó, nhóm doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài hay còn được gọi với tên chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có hơn 420 doanh nghiệp.

Năng lực chế biến và sản xuất gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đạt vào khoảng 2,2 đến 2,5 triệu m khối một năm với hơn 1300 nhà máy, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ. Nếu như từ năm 2006 trở về trước, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đứng thứ 4 trong Đông Nam Á thì giờ đây ngành đã đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và trong năm 2008 vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về hoạt động xuất khẩu.

Giá trị sản phẩm toàn ngành tạo ra cũng như kim ngạch xuất khẩu đều tăng nhanh qua các năm.

Theo tổng kết của hiệp hội sản xuất gỗ, giá trị sản xuất của toàn ngành tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2005. Cụ thể là so với năm 2000, giá trị sản xuất năm 2005 tăng gấp 4,44 lần. Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 13500 tỷ đồng, năm 2005 đạt 60059 tỷ đồng xẩp xỉ 4 tỷ đô la vào thời điểm đó. Đến giai đoạn 2006-2008, tổng giá trị sản xuất ra còn nhiều hơn, bằng 2,5 lần thời kỳ 2000-2005.

Bên cạnh việc khai thác thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu và hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng khi đồ gỗ của Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào các thị trường lớn trên thế giới. Hiện tại, cả nước có hơn 450 doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, còn lại phục vụ nhu cầu trong nước hoặc đáp ứng cả hai.

Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành sản xuất đồ gỗ.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch xuất khẩu 376 460 563 1054 1600 1930 2400 2800 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) _ 122,3 122,4 187,2 151,8 120,6 124,3 116,6 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 122,3 149,7 280,3 425,5 513,3 638,3 744,7

Nguồn: www.ambhanoi.um.dk và www.vntrade.com

Qua bảng tổng kết về kim ngạch, ta có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ. Chỉ sau 7 năm, kim ngạch xuất

khẩu của toàn ngành trong năm 2008 đã tăng hơn 7 lần (bằng 744,7%) so với trong năm 2001. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm đều ở mức cao, thấp nhất là 16,6% và cao nhất là 87,2 %. Đặc biệt phải kể đến năm 2004 và 2005 với mức tăng trưởng là 87,2% và 51,8%, đây có thể coi là thời điểm bùng nổ của ngành hay nói cách khác là lúc đó các doanh nghiệp trong ngành đã nhận thấy được sức hấp dẫn từ nhiều thị trường lớn ở nước ngoài và biết nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội. Với kim ngạch này, ngành sản xuất đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 5 của cả nước (chỉ sau dầu thô, giày dép, dệt may và thuỷ sản).

Hiện cả nước có 3 cụm công nghiệp sản xuất và kinh doanh gỗ chính đó là: miền Nam với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, một số tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, khu vực đồng bằng sông Hồng với Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong 3 cụm công nghiệp này, Bình Định và Bình Duơng là 2 tỉnh có số lượng các doanh nghiệp và lượng hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong năm 2007, riêng Bình Dương có tới 369 doanh nghiệp, trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu đô và toàn tỉnh đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Đến hết 10 tháng đầu năm 2008, toàn ngành sản xuất gỗ của Bình Dương đã xuất khẩu được 952,6 triệu đô chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước [12,3] tức đã tăng hơn hẳn về tỷ trọng so với năm trước đó và tiếp tục là tỉnh dẫn đầu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.

Phạm vi phân bố các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ không đều. Trong đó, miền Bắc chiếm 14 %, Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 6%, còn lại 80% tập trung ở vùng Duyên Hải thuộc Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Nam. Như vậy, khu vực từ giữa miền Trung đổ vào Nam, ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ phát triển nhanh hơn về mặt quy mô.

dự án đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất đồ gỗ, trong đó có hơn 300 dự án đã thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 330 triệu đô [1,5]. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Châu Á như Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Singapore và một số khác như Thuỵ Điển , Na Uy, Đan Mạch, Pháp.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam tất yếu dẫn đến sự ra đời của các hiệp hội. Ngoài các hiệp hội sản xuất và kinh doanh đồ gỗ thuộc từng địa phương, nước ta hiện nay có 2 hiệp hội chính đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ trên cả nước đó là hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản, hiệp hội sản xuất đồ gỗ và mỹ nghệ.

2. Sản phẩm của ngành.

Căn cứ theo mục đích sử dụng, các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể chia làm 4 nhóm chính:

+ Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm gỗ ngoài trời bao gồm các loại bàn, ghế vườn, ghế xích đu, mái che nắng được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.

+ Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm gỗ trong nhà bao gồm các loại bàn, tủ, giường, ghế, giá sách, ván sàn làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải.

+ Nhóm thứ ba: Nhóm gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế ,tủ có áp dụng các công nghệ trạm, khắc.

+ Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn dùng để sản xuất bột giấy.

Nếu như 3 nhóm hàng sản phẩm gỗ ngoài trời, trong nhà và mỹ nghệ được sản xuất ra là những mặt hàng đã thành phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày thì sản phẩm dăm gỗ lại là nguyên liệu để phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất bột giấy.

Hiện nay, đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu thì nhóm đồ gỗ ngoài trời vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và là mặt hàng xuất

khẩu chủ lực, đứng thứ hai là mặt hàng đồ gỗ trong nhà, thứ ba là sản phẩm dăm gỗ và cuối cùng là sản phẩm gỗ mỹ nghệ.

Nếu như các doanh nghiệp thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam chủ yếu sản xuất sản phẩm gỗ ngoài trời, gỗ trong nhà và dăm gỗ thì khu vực phía Bắc lại sản xuất chủ yếu đồ gỗ trong nhà và gỗ mỹ nghệ. Riêng nhóm doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ mỹ nghệ lại có đặc điểm là tập trung chủ yếu ở các làng nghề truyền thống và hiện cả nước có 342 làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ (Trang 27 - 31)