Không gian sử dụng

Một phần của tài liệu Tiểu luận KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP (Trang 29 - 33)

Biểu đồ: Không gian sử dụng Internet của sinh viên trong học tập chuyên ngành CTH - CTTT ( tỉ lệ: % )

Theo kết quả của điều tra được thể hiện trên biểu đồ trên, có thể thấy đa phần không gian sử dụng Internet cho học tập chuyên ngành CTH - CTTT là ở các quán Net (chiếm 38%) và ở kí túc xá ( chiếm 30%), một bộ phận nhỏ là là tại các phòng trọ (chiếm 14%), tại nhà riêng (chiếm 8%), ở một số nơi khác (các quán cafe sách, cafe có wifi, thư viện quốc gia…) chiếm 6% và thấp nhất là thư viện trường 4%.

Nguyên nhân chính của thực trạng rất nhiều sinh viên chọn không gian truy cập Internet tại các quán net để phục vụ học tập chuyên ngành vì không có máy tính cá nhân hoặc có nhưng chưa nối mạng

“Mình ở kí túc xá, mình không có máy tính cá nhân nhưng ba đứa cùng phòng mình thì có máy tính nối mạng. Đi nhờ mãi cũng ngại nên mình thường ra quán net để tìm tài liệu.”

Tại các quán nét mạng ổn định, nhanh tuy nhiên không gian hẹp, nhiều khi ồn ào gây mất tập trung, ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Hơn nữa chi phí trung bình cho 1h sử dụng là 3000đồng/1h. Nếu truy cập Internet với lượng thời gian lớn thì chi phí đó không nhỏ với mức chi tiêu sinh viên. Đặc biệt khi có nhiều bài tập cần tìm tài liệu trên Internet mà không phải lúc nào truy cập cũng có thể tìm được ngay.

Bên cạnh không gian là các quán net, Internet cũng được sử dụng phổ biến tại các phòng ở của sinh viên trong kí túc xá của Học viện. Hầu hết mỗi phòng ở của sinh viên trong Kí túc xá đều kết nối Internet do các nhà dịch vụ mạng cung cấp. Mỗi gói cước sử dụng có sự dao động từ 300.000đồng – 400.000đồng/1 gói. Tính trung bình nếu một phòng có từ 5 – 6 máy thì giá một tháng sử dụng mạng cũng phù hợp với mức chi tiêu của sinh viên. Do đó sinh viên có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng Internet để học tập chuyên ngành. Các sinh viên trong phòng có thể truy cập Internet phục vụ học tập chuyên ngành với lượng thời gian lớn, không gian yên tĩnh. Đặc biệt với các sinh viên chưa có điều kiện kinh tế (chưa có máy tính) vẫn có thể sử dụng chung với các sinh viên cùng phòng. Bởi vậy số lượng sinh viên sử dụng Internet phục vụ chuyên ngành tại kí túc xá cao thứ hai sau không gian tại các quán net chiếm 30%.

Tiếp sau lượng sinh viên ở nội trú sử dụng Internet cho học tập chuyên ngành là sinh viên ở trọ ngoài hoặc có nhà riêng. Theo điều tra sinh viên ngoại trú chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên. Các sinh viên này thường không ở gần trường nên việc tìm tài liệu trên thư viện cũng hạn chế. Do đó, phần lớn sinh viên sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin học tập chuyên ngành. Và hiện nay các dịch vụ Internet tập trung chủ yếu gần nơi trọ của sinh viên nên việc sử dụng Internet khá thuận lợi. Bên cạnh đó, sinh viên ngoại trú có thể đến một số

nơi có kết nối Internet như các quán cafe sách, cafe có wifi, thư viện quốc gia… Song việc sử dụng Internet tại các địa điểm này không thuận tiện và kinh tế như tại kí túc xá, tại nhà trọ hay các quán net. Vì vậy chỉ 6% sinh viên truy cập Internet tại các không gian này.

“ Thỉnh thoảng mình cũng đến quán cafe sách, ở đây không gian yên tĩnh, thoải mái và có thể ngồi hàng giờ để truy cập Internet tra cứu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành mà không sợ ai làm phiền, nhưng mỗi lần mình phải mất từ 15.000 đến 20.000 đồng để mua một tách cà phê hay trà sữa mà chính xác là để mua chỗ ngồi nên…mình cũng không hay đến các quán như vậy lắm”

Số sinh viên sử dụng Internet tại các quán cafe sách, cafe wifi rất ít nhưng tại thư viện trường còn thấp hơn và thấp nhất trong các không gian mà sinh viên sử dụng Internet với mục đích học tập (chỉ chiếm 4%). Nguyên nhân chính do thời gian truy cập ở phòng Internet của trường eo hẹp, điều kiện khai thác tài liệu bị hạn chế do không được tải tài liệu và sử dụng USB, thái độ của nhân viên phòng Internet thiếu nhiệt tình…khiến nhiều sinh viên e ngại việc sử dụng mạng ở thư viện trường. “Tớ ít lên thư viện để truy cập Internet lắm, hình như

mới chỉ 2 lần. Trên thư viện chỉ được 1 tiếng sử dụng, trong khi đó mạng của trường rất chậm, lúc tìm được tài liệu thì không được down và cop vào usb, mà văn bản nghị quyết hay là video, hình ảnh tư liệu có phải lúc nào cũng chép tay được đâu, các cô phòng máy cũng không dễ chịu lắm nên tớ thấy không thoải mái…” Đến nay, phòng Internet đã tạm ngừng hoạt động, do đó những sinh

viên có nhu cầu không thể tiếp tục khai thác sử dụng Internet tại không gian này nữa.

Như vậy, qua sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng không gian sử dụng Internet phụ thuộc vào nơi ở và điều kiện kinh tế của của sinh viên. Tuỳ thuộc vào sinh viên ở đâu là nội trú, ngoại trú hay có nhà riêng sẽ quyết định đến

không gian sử dụng Internet, đảm bảo cho việc học tập chuyên ngành một cách thuận tiện nhất. Và không thể thiếu là điều kiện kinh tế. Với sinh viên không có điều kiện kinh tế thì việc sử dụng Internet cho học tập chuyên ngành cũng gặp khó khăn. Do đó nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên có thể sử dụng Internet phục vụ học tập chuyên ngành thuận tiện và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w