Sau khi tiến hành các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ, số lượng giáo viên đã tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm tăng lên rõ rệt, giáo viên cũng tích cực chủ động hơn khi đưa ra rất nhiều ý tưởng mới, nhiều hoạt động hay để tổ chức tại lớp mình hoặc triển khai cho cả khối, cả trường. Điều này nhìn thấy rõ ở kết quả kháo sát đánh giá việc sử dụng phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế của giáo viên trên lớp.
BẢNG ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM
Đánh giá việc giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục trong trường mầm non.
Thời gian: từ tháng 9/2017 - tháng 4/2018.
Số lượng giáo viên tham gia đánh giá: 50 người (dạy ở các độ tuổi - đã tham gia đánh già kỳ đầu năm từ tháng 5/2016).
Khảo sát trên tháng phổ biến ở các độ tuổi về việc lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ:
Tháng
Đầu năm Cuối năm So sánh
Số GV Dự kiến thực hiện phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế, làm thí nghiệm. Tỷ lệ % Số GV đã thực hiện phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế, làm thí nghiệm. Tỷ lệ % Tăng (+); giảm (-) Tỷ lệ % tăng - giảm 9 8/50 16% 21/50 42% + 13 + 26% 10 9/50 18% 18/50 36% + 9 +18% 11 10/50 20% 35/50 70% + 25 +50% 12 9/50 18% 32/50 64% + 23 +46% 1 7/50 14% 19/50 38% + 12 +24% 2 13/50 26% 17/50 34% + 4 +8% 3 11/50 22% 33/50 66% + 22 +33% 4 5/50 10% 17/50 34% +12 +24%
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển toàn diện cho trẻ như:
- Phát triển thể chất: Trẻ ra ngoài được vận động tăng cường thể lực. Tham gia các hoạt động như làm đèn, làm bánh, bóc lạc, giã lạc... giúp rèn luyện kỹ năng tinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
- Phát triển khả năng nhận thức: Thông qua việc tự tìm hiểu và khám phá, tìm cách giải quyết từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ giao tiếp, trao đổi, đặt câu hỏi, đưa ra dự đoán và kết luận, từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng nói cũng rõ ràng, mạch lạc hơn.
- Phát triển thẩm mỹ: Trẻ có thêm nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm từ đó tư duy thẩm mỹ của trẻ cũng được nâng cao hơn.
Ảnh: Vẽ tranh ngoài trời của trẻ
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Khi tham gia trải nghiệm, trẻ phải làm việc phối hợp cùng cô, cùng bạn. Khi ra ngoài trẻ được tiếp xúc với mọi người, tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Trẻ được học cách yêu thương, bảo vệ cây cối và các loài động vật. Những điều này giúp phát triển rất tốt tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong nhà trường, chất lượng giáo dục đã có rất nhiều chuyển biến
- Trẻ hứng thú đến lớp và tích cực tham gia các hoạt động của lớp và của nhà trường
- Trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, không còn ngại tiếp xúc với cái mới, không còn e ngại khi phải tiếp xúc trực tiếp với đất, cát hay các con vật ,côn trùng...
- Việc trải nghiệm đa giác quan áp dụng mạnh cho khối nhà trẻ và 3 tuổi đem lại hiệu quả tích cực khi trẻ nhận biết được nhiều điều mới lạ, có khả năng cảm giác được nhiều chất liệu khác nhau, nhiều mùi vị khác nhau
- Khi tổ chức các hoath động trải nghiệm, trẻ được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới và hình thành thêm nhiều kỹ năng mới khiến trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, ham mê tìm tòi khám phá, thích đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.
- Phụ huynh khi thấy con thích thú đến lớp, được trải nghiệm nhiều điều hay cũng cảm thấy yên tâm tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, nhiều phụ huynh còn tích cực hỗ trợ, ủng hộ các cô để có thêm nhiều điều kiện cho các con trải nghiệm hiệu quả