Định hướng tổ chức không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc tt (Trang 25 - 27)

3.4.2.1. Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp

a) Không gian ưu tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

Là các cảnh quan nằm trên độ cao lớn, độ dốc lớn >250, chủ yếu ở khu vực núi trung bình ở huyện Tam Đảo hoặc đầu nguồn bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, có độ dốc lớn, lượng mưa lớn. Những nơi hiện là rừng kín thường xanh ít bị tác động, rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao, có khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy khá tốt. Không gian này bao gồm các cảnh quan sau: 49,50,51,52,53 với tổng diện tích 10.095 ha, chiếm 8,17% DTTN toàn tỉnh.

b) Không gian ưu tiên bảo tồn

Các cảnh quan nằm trong khu vực VQG Tam Đảo là các cảnh quan rừng đặc dụng có độ đa dạng sinh học cao, hình thành trong điều kiện nhiệt ẩm đặc trưng đã tạo cho các cảnh quan này kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng nguyên sinh có độ che phủ khá cao, đa dạng về thực, động vật đặc hữu và quý hiếm cần ưu tiên công tác phục hồi và bảo tồn.

c) Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng

Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và phát triển rừng sản xuất là chính là những cảnh quan hiện là rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, bao gồm các CQ sau: 24-27, 30, 31, 33, 34,35 37, 39,40, 43,47,50. Tổng diện tích là 9.129 ha, chiếm 7,39 % DTTN toàn tỉnh. Đây là những cảnh quan phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi cao, đồi thấp có độ dốc thích hợp < 150, thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất.

3.4.2.2. Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông nghiệp là các cảnh quan được đánh giá phù hợp cho các mục đích trồng cây hàng năm (lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,...), cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản,…

Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị cảnh quan trong sản xuất nông nghiệp như sau:

Cây lúa nước: đây là những khu vực có vai trò quan trọng cung cấp lương thực chính cho toàn tỉnh. Cây lúa nước nên bố trí ở các khu vực đồng bằng thấp, các thung lũng giữa núi. Đây là các khu vực địa hình thấp, gần nguồn nước tưới, tiêu với các loại cảnh quan số 1, 5 - 22.

Cây hàng năm (cây hoa màu và cây nghiệp ngắn ngày: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng, mía, dứa,...): thích hợp bố trí ở những loại cảnh quan thuộc các khu vực sườn đồi cao, đồi thấp, đồng bằng cao và một số khu vực thoát nước tốt ở đồng bằng thấp.

Cây lâu năm công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhiệt đới:

Các cảnh quan ưu tiên phát triển cây công nghiệp lâu năm của Vĩnh Phúc không nhiều với diện tích không đáng kể ở Phúc Yên (cây chè).

Cây ăn quả trên địa bàn Vĩnh Phúc chủ yếu là cây ăn quả nhiệt đới (nhãn, vải,dứa, bưởi, hồng, chuối, thanh long, xoài...) có thể phổ biến trồng trên các loại cảnh quan thuộc chân núi thấp, sườn đồi cao, vùng gò đồi thấp và vùng thung lũng.

Đối với các các cảnh quan ở chân núi thấp, vùng đồi, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp vừa trồng cây công nghiệp dài ngày, vừa trồng cây ăn quả kết hợp với trồng rừng.

3.4.2.3. Không gian ưu tiên phát triển du lịch

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tự nhiên của các CQ đối với mục đích phát triển du lịch, căn cứ vào hiện trạng và chức năng của CQ, có thể đề xuất một số định hướng cho phát triển du lịch như sau:

Điểm du lịch Tam Đảo phù hợp phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, thể thao núi.

Điểm du lịch núi thấp Sông Lô-Lập Thạch: du lịch tham quan, du lịch sinh thái. Hồ Đại Lải, đầm Vạc: phát triển khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc tt (Trang 25 - 27)