Một số sản phẩm được chế tạo tại Xưởng thực nghiệm của Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV; một số sản phẩm khác được chế tạo có sự hợp tác phối hợp giữa Viện với các đơn vị cơ khí trong và ngoài ngành như.
- Phôi đúc Tang xích máng cào C14 và các phôi đúc của các chi tiết khác
được đúc tại Viện Công nghệ trên cơ sở mẫu đúc và yêu cầu công nghệ của Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV. Việc gia công tang xích, cầu máng, các con lăn băng tải được thực hiện tại xưởng thực nghiệm Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV.
Được sự giúp đỡ của: Công ty than Mạo Khê; Công ty than Hà Lầm - TKV; Công ty than Hạ Long - TKV; Công ty Than Đồng Vông; Công ty Than Hòn Gai - TKV; Công ty Than Hồng Thái, các sản phẩm của dự án đã được đưa vào sử dụng thử nghiệm công nghiệp. Sau thời gian theo dõi thử nghiệm các công ty than đều có đánh giá tốt về chất lượng của sản phẩm.
Biên bản xác nhận, đánh giá tình hình cung cấp và kết quả sử dụng một số loại sản phẩm do Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV cung cấp nêu trong Phụ lục 7 kèm theo dự án này.
II. TỔ CHỨC CHẾ TẠO, TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Theo nhu cầu của thị trường, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV tiếp tục: Quảng bá, tiếp thị, ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm cho thị trường. Các hợp đồng kinh tế cung cấp sản phẩm dự án cho các đơn vị sử dụng được tập hợp trong phần phụ lục số 5. Ngoài các hợp đồng kinh tế kể trên, dự án còn cung cấp một số băng tải phục vụ khai thác than tại các mỏ lộ thiên.
VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 38
Chương V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
- Tổng kinh phí được ngân sách hỗ trợ đã sử dụng là 2.000.000.000đ
(Hai tỷđồng chẵn)
- Nội dung: Sử dụng cho việc mua sắm vật tư, thiết bị, hoàn thiện thiết kế, hoàn thiện công nghệ, chế tạo thử nghiệm sản phẩm, trả lương người thực hiện, công tác phí, chi quản lý và chi khác. Các khoản chi đều đúng mục đích.
- Kinh phí thu hồi (= 70% kinh phí ngân sách hỗ trợ): 1.400.000.000 đồng Do dự án kết thúc quý IV năm 2009, kính đề nghị Nhà nước cho phép Viện nộp kinh phí thu hồi vào năm 2010.
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
Dự án đã xây dựng và hoàn thiện được bộ bản vẽ thiết kế máng cào C14M băng tải các loại và cấp liệu lắc CL10; CL 12, phục vụ khai thác mỏ hầm lò. Đây là điều kiện kiên quyết đầu tiên cho chương trình tự chế tạo sản phẩm trong nước và cũng là cơ sở khoa học kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Dự án đã tạo việc làm, giúp cho các cán bộ kỹ thuật của Viện gắn KHCN với thực tế sản xuất, thông qua thực tế nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Dự án đã chế tạo thành công 11 bộ máng cào; 19 bộ băng tải các loại; 01 cấp liệu lắc, phục vụ khai thác than hầm lò, giúp cho ngành Than- Khoáng sản chủđộng sản xuất, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Dự án đã tạo ra được một khối lượng lớn các sản phẩm. Sản phẩm của dự án đạt chất lượng tương đương nhập ngoại cùng loại, nhưng giá bán tối đa bằng 90%. Như vậy, có thể nói rằng dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho đất
VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 39
nước. Riêng đối với Viện trong thời gian thực hiện, dự án đã tạo ra lượng sản phẩm với giá trị đạt trên 59.000.000.000đồng (cụ thể được thể hiện trong phần phụ lục), tạo lợi nhuận trên 1.770.000.000đồng (Một tỷ bảy trăm bảy mươi triệu đồng) - lợi nhuận trung bình bằng 3% doanh thu. Với những kết quả đã
đạt được, chúng tôi tin rằng trong những năm tiếp sau của dự án, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng hơn nữa.
VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 40
Chương VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Nhu cầu về thiết bị phục vụ khai thác than ngày càng tăng nhanh theo sự tăng của sản lượng than khai thác. Cho tới nay thiết bị phục vụ khai thác than chủ yếu vẫn nhập ngoại. Để phát triển năng lực tự chế tạo trong nước, giảm nhập khẩu thì việc nghiên cứu chế tạo thử, thử nghiệm các sản phẩm cơ
khí nói chung và các phụ tùng, thiết bị phục vụ khai thác than là rất cần thiết. - Các sản phẩm của dự án đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng các tính toán bằng phần mềm tin học tự viết, hoàn thiện thiết kế dưới dạng số hóa 3D. Kết quả, việc tính toán thiết kế nhanh, cho độ chính xác cao. Sản phẩm được lưu trữ thuận tiện. Việc thay đổi mẫu mã, thay đổi thiết kế thuận tiện và đáp
ứng kịp thời cho khách hàng.
- Dự án đã lập được tài liệu thiết kế chế tạo cho một số thiết bị phục vụ
khai thác hầm lò, kết quả này có thể làm cơ sở cho việc phát triển các dự án SXTN quy mô lớn hơn, tiến đến có thể chế tạo được nhiều thiết bị trọn bộ phục vụ ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
- Dự án “Hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử nghiệm một số thiết bị cho mỏ
than hầm lò” đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo Hợp đồng. Các sản phẩm của dự án đã phục vụ tốt cho sản xuất ngành Than, mang lại hiệu quả
kinh tế cho Viện và cho xã hội.
II. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Bộ Công Thương, Hội đồng KHCN nghiệm thu kết quả dự án. - Đề nghị Nhà nước cho phép nộp kinh phí thu hồi của dự án vào năm 2010. - Nhu cầu thiết bị phục vụ khai thác than là rất lớn và đa dạng, số lượng sản phẩm mà dự án đã thực hiện được chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của sản xuất ngành Than. Với những kết quảđã đạt được của dự án và năng lực của Viện, đề nghị Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tiếp tục cho Viện được thực hiện các dự án SXTN ở quy mô lớn hơn.
VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm - Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – 1998;
[2]- Nguyễn Trọng Hiệp - Chi tiết máy tập 1 + 2, Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội – 1970;
[3]- Đinh Gia Tường và nnk - Nguyên lý máy, Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội – 1970;
[4]- Nguyễn Đắc Lộc và nnk - Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 1 + 2 + 3, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội – 2000;
[5]- Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015 có xét triển vọng đến năm 2025, Công ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - Tập
đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam – 2006;
[6]- Chiến lược và quy hoạch phát triển cơ khí ngành than giai đoạn 2005 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam – 2005;
[7]- Lê Văn Sinh- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu thiết kế, chế tạo băng tải dốc cho mỏ than hầm lò, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - 2003;
[8]- Cao Hồng Phú – Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu thiết kế băng tải khung cáp cho mỏ than hầm lò, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV – 2006;
VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 42
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quyết định 1728/QĐ - BCT ngày 17 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao bổ sung kế hoạch khoa học công nghệ
năm 2008 cho Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV;
Phụ lục 2: Hợp đồng số: 02.08.SXTNBS/HĐ - KHCN ngày 20 tháng 5 năm 2008 giữa Bộ Công Thương với Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV về
việc triển khai dự án sản xuất thực nghiệm KHCN cấp Bộ;
Phụ lục 3: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện dự án ngày 20/7/2008; ngày 10/01/2009; ngày 30/9/2009;
Phụ lục 4: Các hợp đồng kinh tế.
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp kết quả trong 02 năm thực hiện 2008, 2009; Phụ lục 6: Phiếu đánh giá chất lượng của các đơn vị sử dụng;
Phụ lục 7: Biên bản họp hội đồng KHCN về việc đánh giá nghiệm thu kết quả của dự án cấp cơ sở.
Phụ lục 8: Biên bản họp hội đồng KHCN về việc đánh giá nghiệm thu kết quả của dự án cấp Bộ.