Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên (Trang 26)

2.3.1. Học tập

Là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.

Sự phát triển về trí não và sáng tạo của con người đang phát triển rất mạnh mẽ, để theo kịp thời đại thì bắt buộc con người phải không ngừng học tập cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó có sinh viên - những thế hệ mới sẽ thay thế cho các thế hệ cũ trước đó. Tuy nhiên, để có đủ khả năng thay thế cho các lao động cũ thì sinh viên phải không ngừng trao dồi kiến thức, làm cho áp lực về học tập trở nên rất nặng nề. Như tình hình hiện nay, sinh viên không chỉ phải hoàn thành chương trình học trên giảng đường mà còn rất nhiều kiến thức khác phải bổ sung để có đủ kiến thức vững chắc sau khi ra trường. Chẳng hạn như phải học ngoại ngữ, tin học, các mảng kiến thức liên quan đến ngành học, các lớp học kỹ năng mềm,… Không chỉ là kiến thức phải tiếp thu quá nhiều mà sinh viên còn phải cố gắng để có thành tích tốt, phải biết tự tạo cho mình những cơ hội phát triển. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, học tập là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân sinh viên, nó tạo nên nhiều động lực để cá nhân tiến về phía trước để chinh phục ước mơ nhưng bên cạnh đó cũng mang lại rất nhiều áp lực lên sức khỏe tinh thần.

2.3.2. Gia đình

Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và (hoặc) quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn liền với gia đình mình, cùng nhau chung sống, yêu thương nhau, quan tâm, lo lắng cho nhau. Những gì thuộc về gia đình đều là những gì chúng ta trân quý nhất. Đặc biệt là đối với sinh viên, khi đã bước ra đời và ít có thời gian sống chung với gia đình thì sẽ càng trân trọng hơn, những thành viên trong gia đình, những gì xảy ra trong gia đình đều sẽ là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, đa số sinh viên đều ở xa nhà nhưng lối sống, cách suy nghĩ, cũng như thói quen sinh hoạt đều đã được hình thành ở gia đình. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn để đưa yếu tố gia đình vào mô hình nghiên cứu.

2.3.3. Sức khỏe

Là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.

Mỗi chúng ta đều đang sống với một mục đích hoặc lý tưởng cao đẹp nào đó, tuy nhiên cho dù là mục đích hay lý tưởng nào thì đều cần phải có sức khỏe mới có thể thực hiện được. Phải có sức khỏe tốt thì chúng ta mới tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất, mới có khả năng chống lại những khó khăn trong cuộc sống. Ở lứa tuổi quá trẻ như sinh viên, khi các bạn đang có sức khỏe tốt, sức đề kháng tốt nhưng cũng phải biết cách giữ gìn sức khỏe vì sức khỏe thể chất tốt là biểu hiện cho sự sảng khoái, thoải mái, không mệt mỏi và luôn có năng lượng để học tập, làm việc. Ngược lại khi sức khỏe thể chất suy yếu, không đủ năng lượng hoạt động thì tâm sinh lý cũng sẽ mệt mỏi, chán nản. Thế nên có thể nói, sức khỏe thể chất gần như quyết định năng xuất làm việc của cơ thể. Nhưng sức khỏe thể chất luôn gắn liền với sức khỏe tinh thần, cả hai là mối quan hệ tác động qua lại. Khi sức khỏe thể chất tốt thì tinh thần cũng thoải mái, sảng khoái hơn. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu cho rằng sức khỏe thể chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

2.3.4. Môi trường sống

Môi trường sống là các yếu tố bao quanh con người và tác động đến con người. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung ở không gian nhà ở, phòng trọ và trường học, tính chất khách quan của các môi trường này. Theo nhóm nghiên cứu, thiết kế về không gian nhà ở, phòng trọ cũng góp phần ảnh hưởng đến tâm trạng của sinh viên. Vì sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi mà được trở về một không gian thuộc về mình, nơi bản thân được thả lỏng cơ thể, tâm trạng thì sẽ rũ bỏ bớt được những mệt mỏi. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định đưa yếu tố môi trường sống vào bài nghiên cứu.

2.3.5. Các mối quan hệ xã hội

Trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ và dần thay thế nhiều vị trí công việc của con người. Ví dụ điển hình chính là Robot. Từ đó đòi hỏi con người phải phát triển bản thân hơn nữa, có những kỹ năng mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được để đảm bảo được tồn tại trong thị trường lao động. Để đáp ứng được điều đó, bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn con người phải có khả năng hòa nhập tốt, giao tiếp tốt và làm việc nhóm tốt. Điều đó bắt buộc con người phải luôn mở rộng và duy trì các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp đến đối tác. Chính vì sự quan trọng của các mối quan hệ, đôi khi sẽ tạo áp lực ngược lại lên con người vì luôn phải suy nghĩ và hành động như thế nào để hòa nhập tốt nhất với từng mối quan hệ. Và như chúng ta đã biết, không chỉ tồn tại một hay hai mối quan hệ mà có rất nhiều mối quan hệ từ thân thiết, gắn bó đến quen biết xã giao, trong số những mối quan hệ đó, có những mối quan hệ “bằng mặt nhưng không bằng lòng” nhưng lại không thể chấm dứt mối nó; hay con người vô tình đánh mất những mối quan hệ mà họ rất trân trọng, gìn giữ; hoặc họ không tạo dựng thêm được nhiều mối quan hệ, cuộc sống của họ khá khép kín và chỉ tồn tại những mối quan hệ ít ỏi.

Sinh viên là tầng lớp đặc biệt vì là độ tuổi vừa mới bước ra khỏi vòng tay của gia đình và gia nhập vào xã hội với quyền của một “người trưởng thành”. Ở độ tuổi này, ngoài gia đình và bạn bè thì phát sinh thêm rất nhiều mối quan hệ mới mà bản thân sinh viên phải cố gắng nhận biết, khai thác và duy trì để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và sự nghiệp ở tương lai. Việc phải tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ vô tình tạo áp lực cho sinh viên vì các bạn còn sự rụt rè khi chập chững bước mới vào đời, có nhiều hành động bộc phát dễ làm tan vỡ các mối quan hệ . Thêm vào đó, trong cuộc sống không phải ai cũng chân thành với nhau, lòng người thì khó đoán và dễ thay đổi nên việc hình thành mối quan hệ bền vững là rất khó. Chính vì vậy mà tạo nên những áp lực vô hình lên sức khỏe tinh thần của sinh viên.

2.3.6. Thu nhập

Là tất cả các khoản có được của một cá nhân trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác.

Cuộc sống nhộn nhịp, tấp nập tưởng như sung túc ấm no nhưng thực chất lại đang âm thầm cuốn con người vào vòng xoáy của đồng tiền và danh vọng biến con người trở thành những cỗ máy không có trái tim, không cảm xúc, sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để đạt được nó bất chấp rủi ro như thế nào hay đánh đổi điều gì. Giờ đây thứ người ta cần là “ăn ngon mặc đẹp” chứ không còn là “ăn no mặc ấm” như ngày xưa nữa, cho nên thu nhập dường như trở thành một yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc tạo nên vẻ đẹp trong cuộc sống của mỗi người. Hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ như thế nào nếu ta không thể tạo ra thu nhập và phải “ăn bám” người khác, đó sẽ không chỉ là gánh nặng tâm lý đối với một người mà còn là gánh nặng của những người chu cấp cho người đó. Hơn nữa giá cả bị ảnh hưởng bởi lạm phát dẫn đến ngày càng cao trong khi giá trị của đồng tiền lại ngày càng giảm, số tiền kiếm được tuy “nhiều hơn” trước nhưng lại không thể mua được nhiều đồ như trước đây vô tình tạo ra một gánh nặng đối với những người phụ trách kinh tế trong một gia đình hay những người có thu nhập thấp.

Nhóm nghiên cứu nhận ra được điều đó và quyết định đưa yếu tố thu nhập vào bài để nghiên cứu và tìm hiểu các tác động của nó đến sức khỏe tinh thần của riêng tầng lớp sinh viên. Sinh viên là tầng lớp rất đặc biệt, mặc dù đã đủ tuổi và khả năng lao động kiếm sống nhưng vẫn trong độ tuổi đi học nên thời gian để kiếm tiền không nhiều cũng như đang trong giai đoạn đào tạo kỹ năng nên chỉ có thể đi làm các công việc có mức lương thấp, thu nhập kiếm được không đủ để chi trả cho cả học phí lẫn sinh hoạt. Vì vậy, chúng ta vẫn hay thấy cảnh sinh viên vừa nhận trợ cấp từ gia đình vừa đi làm kiếm thêm thu nhập để chi tiêu cho các chi phí sinh hoạt khác.

Mô hình nghiên cứu đề xuất Học tập Sức khỏe Gia đình Sức khỏe tinh thần Thu nhập

Các mối quan hệ Môi trường

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là các kế hoạch, cấu trúc và chiến lược nghiên cứu cho việc thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu với một số bước trong việc chọn nguồn lực và thông tin như sau:

Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên được thực hiện qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, có được cách dùng thuật ngữ phù hợp, rõ nghĩa và bổ sung các ý kiến khác:

 Thực hiện trao đổi: Đánh giá sơ bộ, sau đó điều chỉnh thang đo.

3.1.1.2. Nghiên cứu chinh thức

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thảo luận nhóm và tìm hiểu trên thông qua internet hay các sách liên quan đến sức khỏe tinh thần và dùng phần mềm SPSS để phân tích số liệu.

 Tiến hành khảo sát: Thông qua các phương tiện trên mạng xã hội, thăm dò ý kiến đánh giá thông qua bảng câu hỏi.

 Thống kê: Các mẫu trả lời sẽ được lọc lại và bắt đầu nhập liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

 Phương pháp định lượng: Thông qua phần mềm SPSS với các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp hồi quy bội.

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mô hình và giả thuyết nhằm phát hiện những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu

Bảng 3.1 : Phương pháp thu thập dữ liệu

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật sử dụng Thời

gian Địa điểm

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm Tháng

04/2020 TP HCM

2 Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi Tháng

05/2020 TP HCM

3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bô(*) Nghiên cứu định tính (*) Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với cụ thể đối tượng được khảo sát là sinh viên đang sinh sống và học tập trong khu vự TP.HCM, bởi sinh viên là nhóm đối tượng bắt đầu có những chuyển biến mới trong cảm xúc khi vừa mới bắt đầu làm quen với cuộc sống của những người trưởng thành, tự lập.

3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức:(*) Nghiên cứu định lượng (*) Nghiên cứu định lượng

Bước tiếp theo của nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu chính thúc với phương pháp định lượng khảo sát trực tiếp sinh viên nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Sau đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng các cách tiếp cận mẫu nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo.

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, đồng thời nghiên cứu cũng được tiến hành khảo sát qua mạng thực hiện với công cụ Google Docs.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào mọi người Chúng mình là nhóm sinh viên K44 đến từ trường Đại học Kinh tế

TP.HCM, hiện tại nhóm mình đang thực hiện một bài nghiên cứu về "Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên".

Sức khỏe tinh thần là trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng của mình. Sức khỏe tinh thần liên quan đến nhận thức, hành vi và tình cảm. Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu các câu hỏi về những yếu tố nào tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần của sinh viên. Để đáp ứng những yêu cầu đó, nhóm đã quyết định thực hiện bài khảo sát này. Nhóm đã xây dựng bảng câu hỏi để tìm hiểu những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Rất mong các bạn bỏ chút thời gian để giúp nhóm chúng mình. Những câu trả lời của các bạn chính là những thông tin, dữ liệu quý báu để nhóm có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học này. Xin chân thành cảm ơn các bạn!

CÂU HỎI THANG ĐO NGUÔN GỐC PHẦN I: CÂU HỎI VỀ THÔNG TIN ĐÁP VIÊN

1. Giới tính của bạn? Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo

□ Nam sát

□ Nữ □ Khác

2. Bạn là sinh viên năm mấy? □ 1

Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo

sát □ 2

□ 3 □ 4

3. Bạn có đi làm thêm không? □ Có

□ Không

Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo

sát

4. Thu nhập hàng tháng của bạn (đã bao gồm những Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo

khoản ngoài lương)? sát

□ < 3 triệu □ Từ 3-5 triệu □ > 5 triệu

5. Trong giai đoạn cách ly xã hội bạn sống chung Định danh Căn cứ vào đối tượng khảo

với ai? sát

□ Gia đình □ Bạn bè □ Một mình

CÂU HỎI THANG ĐO NGUÔN GỐC PHẦN II: CÂU HỎI TRONG TÂM

Dựa vào thang đo từ 1-5 như sau:

(1) (5)

Rất không đồng ý → Rất đồng ý

Hãy thể hiện mức độ đồng ý của cá nhân bạn với cái quan điểm sau đây:

Khoảng 1 2 3 4 5 1. CÁC YẾU TỐ VỀ MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

1. Bạn giữ quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh

Mục tiêu để tìm hiểu xem sau khi bước vào cuộc sống đại học và xuất hiện những mối quan hệ xã hội mới thì điều này ảnh hưởng như thế nào tới tinh thần của sinh viên. 2. Bạn cảm thấy thoải

mái, vui vẻ khi nói chuyện với người khác, không ngại giao tiếp hay bắt chuyện 3. Bạn với bạn bè thường giúp đỡ nhau những khi gặp khó khăn dù ít khi gặp nhau

4. Bạn có thể chia sẻ, tâm sự buồn vui với mọi người

5. Bạn cảm thấy mình là một yếu tố trong nhóm bạn chơi chung 6. Bạn cảm thấy mình được bạn bè đối xử công bằng, không phân biệt

7. Các mối quan hệ xã

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w