+ Tăng cường bắt lính.
+ Chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng các cây công nghiệp: cao su, thầu dầu… + Đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
+ Bắt nhân dân mua công trái.
- Tăng cường nền thống trị thông qua hệ thống cảnh sát, mật vụ; sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
B. Chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
+ Các cơ sở công nghiệp được duy trì, mở rộng.
+ Các cơ sở buôn bán, giao thông vận tải của người Việt phát triển. + Cơ cấu cây trồng thay đổi. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. - Xã hội:
+ Xã hội tiếp tục phân hóa sâu sắc.
• Số lượng công nhân tăng, họ tích cực tham gia các phong trào đấu tranh.
• Tư sản phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.
• Tiểu tư sản đông hơn trước, đời sống bấp bênh.
+ Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc → Bùng nổ phong trào đấu tranh:
Nội dung
Hoạt động của Việt Nam Quang
phục hội
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Khởi nghĩa của binh lính Thái
Nguyên
Phong trào Hội kín ở Nam Kì
Khởi nghĩa của đồng bào dân
tộc thiểu số
Thời gian 1914 – 1916 1916 1917 1916 1914 – 1918
Lãnh đạo Phan Bội Châu
Thái Phiên, Trần Cao Vân,
Vua Duy Tân
Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn Phan Xích Long Các tù trưởng dân tộc Hình thức Bạo động, ám sát, cá nhân
Khởi nghĩa của binh lính
Khởi nghĩa của binh lính
Tôn giáo, mê tín
Khởi nghĩa vũ trang 4. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI – Ý NGHĨA LỊCH SỬ
A. Nguyên nhân thất bại
- Khách quan:
+ Thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Việt Nam.
+ Pháp cấu kết với các lực lượng đế quốc bên ngoài để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
- Chủ quan:
+ Các sĩ phu yêu nước tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản với một nhãn quan chính trị hạn chế.
• Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua nhiều lăng kính chủ quan.
• Có những nhận thức khác nhau, hạn chế về vấn đề dân tộc, dân chủ.
• Kinh tế:
♦ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập không trọn vẹn.
♦ Kinh tế chuyển biến nhưng mang tính cục bộ, còn lại vẫn nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp.
• Xã hội: Bộ phận tư sản, tiểu tư sản ra đời nhưng vẫn là các tầng lớp, thế lực nhỏ yếu. + Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất và đường lối đấu tranh đúng đắn.
• Nhiệm vụ: chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa.
• Lực lượng: chưa xác định được động lực cách mạng là công nhân, nông dân. B. Ý nghĩa lịch sử
- Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc, phản ánh sự nỗ lực của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX.
- Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản. - Có đóng góp cho nền văn hóa mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Để lại những bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau. - Thất bại của phong trào chứng tỏ Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng đường lối. → Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
BUỔI ĐẦU HOẠT ĐỘNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH (1911– 1918) – 1918)
1. Bối cảnh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước - Thời đại:
+ Ảnh hưởng của văn minh phương Tây đến nhận thức của Nguyễn Tất Thành.
+ Thời đại đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển của những mâu thuẫn gay gắt trong lòng nó. + Phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
- Dân tộc:
+ Đất nước bị xâm lược → giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
+ Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước → yêu cầu tìm kiếm một con đường mới. - Gia đình, quê hương:
+ Sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo yêu nước. + Quê hương Nghệ An giàu truyền thống đấu tranh.
- Cá nhân:
+ Lòng yêu nước, ý chí đánh đuổi Pháp, giải phóng đồng bào.
+ Nhãn quan chính trị nhạy bén → khâm phục tinh thần yêu nước của các tiền bối nhưng không tán thành cách làm của họ.
2. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917)
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1917, đi khảo sát ở nhiều nước, châu lục, đặc biệt dừng chân khá lâu ở Pháp, Mĩ, Anh. - Thông qua khảo sát thực tiễn, Nguyễn Tất Thành đã rút ra được các kết luận quan trọng.
+ Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác. Ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề.
+ Trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Và cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: hữu ái vô sản.
3. Nhận xét
- Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. - Đặt cơ sở để người đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.