AMR codec cho WCDMA

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa cho WCDMA tại campuchia (Trang 86 - 88)

Bộ mã hoá tiếng đa tốc độ thích ứng (AMR CODEC: Adaptive Multirate Codec) được coi là công nghệ vượt trội các công nghệ mã hoá tiếng khác. Vì thế nó

được chọn là sơđồ mã hoá tiếng cho 3GW-CDMA UMTS. Nó cung cấp 8 chế độ

mã hoá từ 12,2 bps đến 4,75kbps. Trong số các chế độ này, 12,2kbps, 7,4 kbps và 6,7 kbps có chung một giải thuật với các sơđồ mã hoá tiếng được tiêu chuẩn hoá ở

các tiêu chuẩn của các vùng khác trên thế giới. AMC CODEC cho phép lựa chọn tốc độ tùy theo chất lượng kênh truyền sóng. Nếu chất lượng tốt, tốc độ cao nhất (12,2kbps) được chọn. Nếu đường truyền xấu, một trong số các tốc độ thấp hơn

được lựa tùy thuộc vào chất lượng đường truyền.

AMR cũng quy định các công nghệ ngoại vi cần thiết cho thông tin di động. Hai tuỳ chọn được cung cấp là giải thuật VAD (phát hiện tích cực tiếng) và DTX (phát không liên tục. Ngoài ra cũng định nghĩa các yêu cầu cho che dấu lỗi khi xẩy ra lỗi. Chẳng hạn nội suy các thông số mã hoá như khuếch đại bảng mã, hệ số dự đoán ngắn hạn cũng được định nghĩa theo sự chuyển đổi trạng thái do lỗi gây ra.

Chương 4

Quy hoch mng vô tuyến trong h thng WCDMA

Cũng giống như quá trình triển khai mạng vô tuyến trong các hệ thống 2G, việc triển khai mạng vô tuyến WCDMA có thể được chia làm ba giai đoạn chính.

Đầu tiên, mạng cần được tính toán, quy hoạch với những giả thiết đầu bài thiết kế để có thể đưa ra được các thông số chính cần thiết cho quá trình triển khai mạng như quy mô mạng, dung lượng, vùng phủ cũng như các loại dịch vụ mà mạng sẽ

cung cấp. Sau đó là triển khai mạng dựa trên các tính toán và thiết kế ở bước đầu tiên, cuối cùng là lúc bắt đầu quá trìn tối ưu mạng sau khi đã triển khai nhằm đảm bảo mạng sẽ hoạt động tốt khi chính thức đàu vào hoạt động.

Trong giới hạn của luận văn, chúng ta sẽ chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn

đầu tiên của việc triển khai hệ thống mạng vô tuyến WCDMA đó là tính toán vùng phủ và dung lượng của hệ thống để đưa ra được một phương án tối ưu trong quá trình quy hoạch mạng. Sau khi kết thúc giai đoạn này, ta có thể tính được một cách tương đối chính xác mật độ trạm thu phát sóng cần thiết và cấu hình của các trạm tại các vùng quan tâm.

Không giống như trong quy hoạch mạng vô tuyến sử dụng công nghệ

FDMA/TDMA (như mạng GSM), việc tính toán vùng phủ và dung lượng trong WCDMA cần phải thực hiện đồng thời bỏi vì việc tăng vùng phủ có thể tạo ra nhiễu làm giảm dung lượng và việc giảm nhiễu có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến vùng phủ. Do tài nguyên tần số trong WCDMA là một – có nghĩa là tất cả các thuê bao đều sử dụng chung tần số, nên việc quy hoạch mạng WCDMA trở thành một thách thức khi tìm sự cân bằng giữa vùng phủ và dung lượng của hệ thống. Trong một hệ thống mạng tế bào mà ởđó tất cả các kết nối vô tuyến hoạt động trên cùng một sóng mang, số lượng của người dùng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến mức nhiễu nền của bộ thu. Do đó, trong trường hợp mạng sử dụng công nghệ WCDMA, các giai đoạn quy hoạch không thể phân chia ra thành quy hoạch vùng phủ và dung lượng một cách riêng biệt. Ngoài ra, sựđa dạng của các dịch vụ cung cấp trên mạng cũng yêu cầu quá trình quy hoạch cần phải tính toán đến một số chỉ tiêu tương ứng

với tưungf dịch vụ. Một trong các chỉ tiêu được đặt ra các yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS – Quality of Servie). Đối với mỗi dịch vụ, các chỉ tiêu QoS sẽ được thiết lập cho phù hợp. Trong thực tế, các yêu cầu này sẽ quyết định mật độ các trạm. Ngoài ra khi tính toán vùng phủ, các tiêu chuẩn QoS của dữ liệu còn phụ thuộc vào thông lượng và độ trễ chấp nhận được của từng loại dịch vụ.

Quá trình tính toán, quy hoạch này gồm có tính toán quỹ đường truyền vô tuyến và tính toán vùng phủ, dung lượng và cuối cùng là ước lượng được số lượng các trạm thu phát sóng. Sự phân bố dịch vụ, mật độ lưu lượng, khả năng tăng lưu lượng và các yêu cầu về QoS cũng rất cần thiết và sẽđược chú ý trong quá trình quý hoạch.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa cho WCDMA tại campuchia (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)