NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRÊN QUAN ĐIỂM GIAI CẤP

Một phần của tài liệu nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc (Trang 31 - 33)

1 Hồ Chí Minh (995), Toàn tập, tập , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 469.

3.2.NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRÊN QUAN ĐIỂM GIAI CẤP

ĐIỂM GIAI CẤP

Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người cũng luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để giải quyết vấn đề dân tộc. Quan điểm kết hợp nhuần nhuyễn giai cấp và dân tộc của Hồ Chí MInh đã chỉ ra rõ:

Luôn luôn khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lảnh đạo của Đảng cộng sản – Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương đoàn kết dân tộc rộng rãi nhưng phải dựa trên nền tảng liên minh công nông và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong đấu tranh giành và giữ chính quyền, cần thiết phải biết sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù…

Đó là những quan diểm có tính nguyên tắc, bất biến mà chúng ta cần vận dụng quán triệt trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong phong trào cách mạng thế giới, có lúc đã từng diễn ra khuynh hướng chỉ nhấn mạnh một chiều quan điểm giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, có lúc lại chỉ nhấn mạnh yếu tố dân tộc, yếu tố nhân loại, coi nhẹ hoặc vứt bỏ yếu tố giai cấp, từ bỏ đấu tranh cách mạng, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dù tình hình thế giới có biến động, nhưng ngày nay đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức.

Đối với nước ta, con đường phát triển đảm bào cho dân tộc thoạt khỏi vĩnh viễn áp bức dân tộc, tránh đi vào chế độ xã hội trong đó giai cấp này áp bức bóc lột giai cấp khác, tiến tới xã hội giàu mạnh, công bằng dân chủ, văn minh chỉ có thể là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, con đường mà Hồ Chí Minh đã vạch ra. Con đường phát triển đó cho phép kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sẽ không thể có chủ nghĩa xã hội nếu không bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Ngược lại, dộc lập dân tộc không thể được củng cố vững chắc nếu không tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây không chỉ là nguyên tắc căn bản mà còn là thước đo bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; là nhu cầu chân chính và khát vọng cháy bỏng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc trên con đường phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đây cũng chính là mảnh đất phát triển của giai cấp công nhân, là lý do tồn tại của Đảng và là con đường sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Con đường ấy, đòi hỏi chúng ta phải tổng

kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tìm tòi sáng tạo trong từng giai đoạn, không thể nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Lịch sử dân tộc gần tám mươi năm qua chứng minh con đường mà dân tộc ta lựa chon là đúng đắn. Đường lối kết hợp độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định của những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, và sự tiếp tục của nó là công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

Nhận thức đúng đắn vấn đề trên, sau hơn hai mươi năm đổi mới với tinh thần độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững, vị thế của dân tộc ta trên trường quốc té được nâng cao, chủ nghĩa xã hội được định hướng rõ ràng, thành tựu mà chủ nghĩa xã hội đạt được về mọi mặt ngày càng to lớn. Lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động luôn thống nhất, gắn bó với nhau. Đó chính là một động lực rất quan trọng, một sự khích lệ lớn để dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân tiếp tụcđi lên, phát triển và giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trên con đường mà Bác Hồ, nhân dân đã lựa chọn. Đó là con đường duy nhất đúng đắn bảo đảm cho sự phát triển dân tộc ta trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc (Trang 31 - 33)