1.5.2.1. Tình hình biến động giá đất trong cả nước
Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008
Từ cuối năm 2003, thị trường bắt đầu diễn ra trầm lắng, năm sau lạnh hơn năm trước. Theo số liệu thống kê năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%. Nguyên nhân “hạ sốt” phần lớn do
điều chỉnh của nhà nước. Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 09/04/2002, UBND thành phố Hà Nội đã ra Chỉ thị 17 về một số biện pháp cấp bách và tăng cường quản lý đất đai. Tại tỉnh Lai Châu ngày 22/04/2002, UBND đã ban hành Chỉ thị 08 về
chấn chỉnh và tăng cường quản lí Nhà nước về nhà, đất trên địa bàn thành phố. Các quận, huyện của Hà Nội và tỉnh Lai Châu đã đồng loạt triển khai thực hiện hai chỉ thị
trên một cách đồng bộ và kiên quyết.
Sau thời gian đóng băng, đến năm 2008, thị trường BĐS cũng đã ấm dần và rã
đông. Quý 1 năm 2008 thị trường bắt đầu sôi động, nhiều trung tâm môi giới đã ghi nhận những báo cáo giao dịch tốt hơn rất nhiều ngay trong những ngày đầu tháng 1, nhiều giao dịch được thực hiện thành công. Người mua trong số đó là những người thu được khoản lớn từ những giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ tìm kiếm biệt thự và nhà ở cao cấp bằng số tiền lời chứng khoán.
Không chỉ những giao dịch mua bán nhà ở, ngay cả nhu cầu về đất xây dựng công sở, cơ quan cũng trở lên “nóng” khi giá thuê văn phòng ngày càng tăng, đối tượng của thị trường BĐS còn lại là những dự án xây dựng các khách sạn cao cấp xung quanh các khu nhà làm việc mới của Chính phủ. Chỉ xét tính xung quanh khu nhà Trung tâm hội nghị Quốc gia mà đã có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chủđầu
tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD. Giá nhà đất tăng cao, có nơi hơn 30% giá trước, có nơi 50%, hay 80%, và thậm chí là 100% giá thật. Tại Hà Nội khu vực “đắc địa” với giá tăng trung bình thêm 30% là các khu trung cư cao cấp ở trong trung tâm thành phố, và khu Cầu Giấy - Từ Liêm. Phân khúc thị trường đã có sự chuyển đổi từ mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự. Nguyên nhân của việc tăng trưởng bất ngờ và mạnh mẽ của thị trường bất động sản năm 2008 một phần là do sự thay đổi của chính sách. Sự “đóng băng” của thị
trường cũng gây lo ngại cho nhà quản lí. Để góp phần rã băng, từ 01/01/2007 Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, cùng sự ra đời quy định chính sách kinh doanh bất
động sản giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường. Hành lang pháp lý cho thị trường ngày càng trở lên rõ ràng, hợp lý như Luật Đăng kí BĐS, Luật thuế sử
dụng đất, Luật nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… đã được hoàn thiện và bắt đầu có hiệu lực. Việc này phần nào tạo ra những dựđoán về sự bùng nổ
thị trường BĐS trong năm 2008. Nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh đầu tư vào Việt Nam tạo tăng trưởng kinh tế ấn tượng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào cơn sốt nhẹ lần thứ ba. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ chứng khoán góp phần tạo nguồn vốn vững chắc cho thị trường kết hợp giá vàng giai đoạn này không có sự
biến động lớn như trước(Nguyễn Văn Phúc, 2014).
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
Năm 2013, cùng với tình hình kinh tế vĩ mô đã có chiều hướng ổn định trở lại thì thị trường bất động sản cũng đã có những dấu hiệu tích cực đáng ghi nhận. Dấu ấn lớn nhất là giá cả hàng hóa bất động sản tiếp tục giảm ở hầu hết các dự án với mức giảm từ
10% đến 30%, thậm chí có dự án giảm đến 50% so với cuối năm 2011.
Việc giảm giá bất động sản trong năm qua có lợi hơn cho khách hàng, giúp giao dịch tăng trở lại, đặc biệt, số lượng giao dịch trong quý IV/2013 đã tăng gấp đôi so với quý đầu năm. Cơ cấu hàng hóa BĐS đã được điều chỉnh sát với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp đã chủđộng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cơ cấu sản phẩm, nếu như
trước đây chúng ta thừa các căn hộ quy mô lớn, giá cao trên 20 triệu đồng/m², thì hiện nay thị trường có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang những căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình với giá dưới 20 triệu đồng/m², cá biệt có dự án dưới 10 triệu đồng/m².
Mức giá này đã đánh đúng vào nhu cầu thật và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Đáng chú ý là hầu hết các giao dịch mua bán này là thật, mua xong có người vào ở chứ không đầu tưđểđấy.
Ngoài ra, gói tín dụng 30.000 tỷđồng có mục tiêu là giúp những đối tượng có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện nhà ở được triển khai vào thời điểm này có tác dụng lan tỏa đến thị trường đã thu được kết quả
bước đầu, tuy nhiên công tác giải ngân vẫn còn chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn cung về nhà ở xã hội và thương mại có diện tích 72 m², giá bán dưới 15 triệu đồng/m² còn ít.Bên cạnh đó một số ngân hàng còn quá thận trọng trọng việc xác
định đối tượng vay, thậm chí còn đòi hỏi những thủ tục không cần thiết, một số chính quyền địa phương cấp cơ sở cũng chưa quán triệt chủ trương, chính sách nên việc triển khai xác nhận đối tượng còn phiền hà, chậm trễ, gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận rằng gói hỗ trợ này đã tạo ra cú huých ban đầu, thúc đẩy cả doanh nghiệp lẫn người dân quan tâm trở lại thị trường BĐS. Và đây cũng là gói dự kiến hỗ trợ trong 3 năm, nên có thể hy vọng tốc độ giải ngân sẽ tăng nhanh trong năm 2014.
Hoạt động của thị trường đất đai còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước:Việc chuyển nhượng, mua bán, kinh doanh đất đai trong dân cư được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó vẫn tồn tại mua bán được thực hiện theo phương thức trao tay và chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Các bên mua bán chưa làm thủ tục pháp lý và không thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế trước bạ) với Nhà nước. Ở các đô thị, hoạt động môi giới nhà đất của tư nhân phát triển tràn lan và rất lộn xộn. Các “văn phòng nhà đất”, “trung tâm nhà đất” mọc lên khắp nơi, phần lớn không đăng ký kinh doanh và không nộp thuế cho Nhà nước.
Theo báo cáo của các địa phương đến tháng 11/2013, cả nước có 4.015 khu phát triển nhà ở, khu đô thị với tổng mức đầu tư lớn ước tính hơn 4,486 triệu tỷđồng.
Điều này không phù hợp với điều kiện cung cầu của thị trường, vì đây là nhu cầu cho nhà ởđến năm 2030.
Đây rõ ràng là tình trạng cung vượt quá cầu, và điểm quan trọng là chúng ta không
chúng ta đã phát triển thị trường thiếu kế hoạch, thiếu nguồn lực. Việc phân cấp dường như là quá mức cho địa phương và thiếu kiểm soát của chính quyền Trung ương.
Nghị quyết 02 đã chỉ đạo các địa phương rà soát, phân loại và đưa ra quyết
định dự án nào được triển khai, dự án nào phải điều chỉnh, dự án nào phải dừng lại.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019
Trong giai đoạn 2016-2019, dự báo thị trường bất động sản (TTBĐS) sẽ có sự
tái cấu trúc mạnh mẽ, tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ.
Đây là dự báo vừa được Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA)
đưa ra cùng một số nhận định tổng quát về TTBĐS cả nước và TP. Hồ Chí Minh, trọng tâm là từ năm 2006 đến nay.
Theo đó, HoREA cho rằng, TTBĐS là một trong những thị trường có vị trí quan trọng đối với nền kinh tếđất nước, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường lao động.
Trong hơn 20 năm qua, hoạt động của TTBĐS đã từng bước chuyển sang cơ chế
thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Theo quy luật phổ biến, TTBĐS thường diễn biến theo hình SIN bất đối xứng, phụ
thuộc vào: quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh; quan hệ cung - cầu; chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước; hành vi đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư dưới sự tác động của chính sách, cơ chế, hoặc do yêu cầu của thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA phân tích, TTBĐS thường trải qua các giai đoạn phát triển: tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại.., trong đó, cơn sốt BĐS xảy ra vào các thời điểm năm 1993; năm 2001 - 2002; nửa cuối năm 2010; đặc biệt là cơn sốt "bong bóng" BĐS đã đạt đỉnh năm 2007.TTBĐS bị khủng hoảng suy thoái hoặc đóng băng vào các thời điểm năm 1995-1999, mà nặng nề nhất là từđầu năm 2008 đến giữa năm 2009 và giai đoạn năm 2011-2013; sau đó, thị trường phục hồi - tăng trưởng trở lại giai đoạn 2003-2006; cuối năm 2009 đến giữa năm 2010; và giai đoạn từ năm 2013 cho đến nay.
Các giai đoạn TTBĐS bị khủng hoảng sốt bong bóng hoặc bị đóng băng đều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, các
nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và đội ngũ công nhân, lao động. Theo ông Lê Hoàng Châu, TTBĐS cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, trong giai đoạn 2006-2015 mặc dù đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi.
Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng là 0,9 lần, nhưng trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng đạt 1,6 lần, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, giữđược vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017, TTBĐS đã có dấu hiệu chững lại, nhất là trong phân khúc căn hộ BĐS cao cấp từ 3 phòng ngủ trở lên, BĐS du lịch nghỉ dưỡng, nhưng nhìn toàn cục thị trường vẫn giữđược sự phát triển tương đối ổn định.
Tuy nhiên thời gian qua. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, chưa kiên quyết tạm dừng hoặc dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch hóa mà thị trường đang cần theo đánh giá của Bộ Xây dựng là còn chậm và chưa đạt yêu cầu.
1.5.2.2. Nguyên nhân biến động giá đất ở Việt Nam
Trải qua hơn 10 năm thị trường bất động sản đầy biến động, khiến giá nhà đất
đẩy lên quá cao được ghi nhận cao gấp 25 lần thu nhập của người dân, 5 lần so với khu vực, tăng 100 lần so với 20 năm trước.
Sau quá trình quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, các khu đất trong vùng quy hoạch trở thành các trung tâm và lập tức thu hút các nhà đầu tư mang theo vốn đầu tư lớn. Họ tham gia đấu giá, mua bán đất đai tạo lên cơn sốt về giá đất làm cho không ít người quan tâm đến vấn đề này và đất ở khu vực quy hoạch trở lên có giá trị. Đồng thời khi kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống của người dân được cải thiện, họ có nhu cầu tiêu dùng mới, biểu hiện về nhà ở là yêu cầu càng cao về chất lượng, diện tích nhà
ở… khi đó dẫn đến tăng nhu cầu vềđất đai mà trong một thời gian ngắn có thể kiếm
được nguồn lợi rất lớn khi bán lại cho người khác có nhu cầu thì muốn đầu tư tiếp trở
lên lớn hơn. Đây là lí do xuất hiện hiện tượng đầu cơ của nhiều cá nhân có nhu cầu kiếm lợi. Khi cung không đủ cầu khiến cho giá đất cao lên và ngược lại (Nguyễn Thanh Trà và cs, 2005).
Trong sự biến động to lớn đó thì vai trò quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực quản lí đất đai nói chung và quản lí giá đất nói riêng là vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy sự quản lí của Nhà nước vềđất đai vẫn chưa thật sự có hiệu quả, xuất hiện nhiều
kẽ hở khiến nhiều cá nhân thiếu ý thức tìm kiếm nguồn lợi riêng cho bản thân. Hoạt
động kinh doanh nhà đất còn mang nặng tính tự phát, chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, thiếu sự quản lí đồng bộ của Nhà nước.
Ngoài ra, do cách quản lý lỏng lẻo, thị trường phát triển “nóng” không đi theo hướng bền vững…đẩy giá BĐS quá cao, thì yếu tố nội tại của nguyên lý thị trường là nhu cầu mua bán, cho thuê bất động sản tại Việt Nam là nhu cầu thật và ngày càng tăng. Điều này cũng góp phần đẩy giá trị BĐS nói chung và giá đất ở nói riêng ở Việt Nam tăng lên.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Lai Châu theo quy định của Nhà nước và giá đất ở trên thị trường
- Một số yếu tốảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thành phố Lai Châu.
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu
Giá đất ở trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2016-2019.
2.2. Địa điểmvà thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Được tiến hành tại các phường thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020
2.3.Nội dung nghiên cứu:
2.3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động tới công tác quản lý đất đai và giá đất ở tại thành phố Lai Châu giai đoạn 2016-2019
- Điều kiện tự nhiên;
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội;
- Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Lai Châu
2.3.2.Đánh giá tình hình biến động giá đất ở trên địa bàn thành phố Lai Châu giai
đoạn 2016 – 2019
2.3.2.1. Tình hình biến động giá đất ở theo qui định của nhà nước trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2016 - 2019
- Căn cứ xác định giá đất trên địa bàn.
- Tình hình biến động giá đất ở theo quy định của nhà nước
2.3.2.2. Tình hình giá đất ở trên thị trường của thành phố Lai Châu giai đoạn 2016 - 2019
- Tình hình biến động giá đất ở trên thị trường tại các phường giai đoạn 2016 – 2019. - So sánh giá đất ở trên thị trường giữa các phường của thành phố Lai Châu giai đoạn 2016 - 2019.
2.2.2.3. So sánh giá đất ở theo quy định của Nhà nước và giá trên thị trường tại thành phố Lai Châu giai đoạn 2016 - 2019.
- So sánh giá đất qua các năm (giai đoạn 2016 - 2019). - So sánh qua các vị trí (phường, tuyến đường, phố).
2.3.3. Các yếu tốảnh hưởng đến tình hình biến động giá đất ở trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2016 – 2019
- Một số yếu tốảnh hưởng đến giá đất ởđô thị; - Nguyên nhân biến động giá đất ởđô thị
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát giá đất ở trên địa bàn thành phố
Lai Châu
2.4. Phương pháp nghiên cứu