Do tác động của những xu hướng hóa trang hiện đại, trang phục Quan họ cũng có những đổi thay nhất định

Một phần của tài liệu Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh (Trang 25 - 36)

trang phục Quan họ cũng có những đổi thay nhất định trong chất liệu vải, màu sắc và cả giản lược trong một số chi tiết.

 Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tóc nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với

quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà.

Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các

phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng,

 Không thua kém sự cầu kỳ của giới liền anh, các liền chị còn tinh tươm hơn khi mặc áo “mớ ba mớ bảy”, nghĩa là gồm ba hoặc bảy áo chồng vào nhau. Thực tế thì ngày nay các liền chị chỉ thích mặc áo mớ ba. Các thành phần của bộ trang phục liền chị gồm một chiếc yếm ở trong cùng bằng lụa truội nhuộm; bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng,

vàng hoặc ngà bằng vải phin trắng hay lụa mỡ gà; ngoài cùng là lượt áo dài năm thân với chất liệu đẹp nhất ngày trước là the, lụa, có cách phối màu như ở trang phục nam nhưng màu sắc tươi tắn hơn.

Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy

ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người

như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.

Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo

phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ , đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.

Yếm gồm hai loại: yếm cổ xẻ đối với trung niên và yếm cổ viền đối với thanh nữ, màu sắc khá đa dạng như đỏ (xưa gọi là yếm thắm), hồng nhạt cánh sen (yếm đào), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thanh thiên), xanh biển (hồ thủy)… Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước.

Một phần của tài liệu Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh (Trang 25 - 36)