VI. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Quy trình soạn thảo một đề kiểm tra TNKQ môn toán
Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay cả năm học.
Xác định mục tiêu dạy học
Để xác định nội dung đề kiểm tra, giáo viên cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ. Kiến thức và kỹ năng lại được phân ra thành các mức độ:
Nhận biết: Là khả năng ghi nhớ các định nghĩa, khái niệm, các định lí, hệ quả, tính chất,… dưới hình thức mà học sinh được học.
Thông hiểu: Là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu như chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác, từ mức độ trừu tượng này sang mức độ trừu tượng khác. Ở mức độ này, chỉ đòi hỏi học sinh có thể sử dụng các kiến thức học được mà không cần liên hệ với kiến thức khác, hay nhận ra các kiến thức đó qua những áp dụng của nó. Mức độ nhận thức này cao hơn so với việc ghi nhớ.
Vận dụng: Là khả năng ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã biết vào việc giải quyết một vấn đề mới.
Khả năng bậc cao: Đây là một phạm trù rất rộng và bao gồm các phạm trù sau:
• Phân tích: Là khả năng phân chia một vấn đề hay bài toán thành các bộ phận, các bước khác nhau trong quá trình tư duy. Phân tích cũng có thể được hiểu là khả năng phân biệt các sự kiện trong giả thiết, phát hiện ra tính hợp lý và đầy đủ của giả thiết.
• Tổng hợp: Là khả năng kết hợp các giả thiết, bộ phận của vấn đề để đi đến một kết luận, tính chất, hay một phương pháp mà trước đó chưa thấy rõ.
• Đánh giá: Là khả năng đưa ra những nhận định về giá trị của một ý tưởng, thông tin, một phương pháp, một cách giải quyết, … sau khi đã phân tích bài toán.
Thiết lập ma trận đặc trưng
Ma trận đặc trưng là một bảng gồm hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức chính cần kiểm tra, chiều còn lại là các mức độ nhận thức của học sinh.
Trong mỗi ô của ma trận là số lượng và hình thức của câu hỏi. Quyết định câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng nội dung kiến thức, từng mức độ nhận thức.
Các bước thiết lập ma trận đặc trưng:
- Xác định trọng số cho từng nội dung chính: Trọng số này phụ thuộc vào tầm quan trọng của nội dung.
- Xác định trọng số cho từng mức độ nhận thức: Trọng số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cần tập trung vào mức độ thông hiểu, vận dụng và khả năng bậc cao.
- Xác định số lượng và hình thức câu hỏi.
Thiết kế câu hỏi theo ma trận đặc trưng
Căn cứ vào ma trận đặc trưng và các mục tiêu đã xác định, giáo viên thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo của học sinh qua từng câu hỏi.
Xây dựng đáp án và biểu điểm
Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thang đánh giá gồm 11 bậc 0, 1, 2, …, 10 điểm tuỳ vào hình thức của đề kiểm tra.
Biểu điểm đối với hình thức TNKQ: Có hai cách:
Cách 1: Điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho số câu hỏi.
Cách 2: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm quy về thang điểm 10 theo công thức:
ax 10
m X X
Trong đó: X : Số điểm đạt được của bài. Xmax : Tổng số điểm tối đa của đề .