Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc tỉnh phú thọ tham gia xây dựng chính quyền địa phương hiện nay (Trang 102 - 117)

3.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp địa phƣơng trong tham gia xây dựng chính quyền địa phƣơng

3.1.1.1. Các cấp ủy Đảng cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp địa phƣơngtrong tham gia xây dựng chính quyền địa phƣơng

Trong công cuộc phát triển đất nƣớc cần thiết phải nhận thức đầy đủ đúng đắn, toàn diện về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam. Đổi mới quan điểm nhận thức về MTTQ trƣớc hết là xác định đúng vị trí, vai trò và tính chất của MTTQ Việt Nam trong HTCT nƣớc ta hiện nay.

Đối với tỉnh Phú Thọ, nhằm tạo ra đƣợc chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân về vị trí vai trò của MTTQ, trƣớc hết cần tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức thấm nhuần tƣ tƣởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác vận động quần chúng, về vị trí, vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó cần nhận thức rõ Đảng vừa có vai trò lãnh đạo Mặt trận, vừa có vị trí là thành viên của Mặt trận, các tổ chức đảng, cán bộ Đảng viên phải cùng Mặt trận xây dựng chƣơng trình hoạt động, bàn biện pháp thực hiện. Đồng thời, cũng là nơi các cấp uỷ Đảng tiến hành tuyên truyền giáo dục, đấu tranh với những quan điểm, tƣ tƣởng sai trái và những hoạt động phá

hoại của các thế lực thù địch. Các cấp uỷ, chính quyền phải thƣờng xuyên lắng nghe ý kiến của MTTQ, các đoàn thể phản ánh với Đảng, Nhà nƣớc những vấn đề mà nhân dân quan tâm; có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp

với nhân dân với thái độ “Gần dân, trọng dân, học dân, hiểu dân, nghe dân

nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Kịp thời chấn chỉnh những nhận thức chƣa đầy đủ của một số cấp uỷ, chính quyền, các ngành về tổ chức Mặt trận, các đoàn thể và trách nhiệm đối với việc xây dựng MTTQ các cấp vững mạnh. Đẩy mạnh và đa dạng hoá công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Tập trung tuyên truyền Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam, Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn…các cuộc vận động, phong trào hành động cách mạng, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt và các mô hình, điển hình tiêu biểu trong công tác Mặt trận.

Các cấp uỷ đảng chỉ đạo các thành viên trong HTCT, trong MTTQ các cấp từng bƣớc tạo cơ chế pháp lý, điều kiện thuận lợi để MTTQ các cấp thực hiện tốt chức năng tham gia xây dựng chính quyền ở địa phƣơng.

3.1.1.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Mặt trận Tổ quốc các cấp địa phương trong tham gia xây dựng chính quyền địa phương

Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với MTTQ theo đúng định hƣớng. Các cấp ủy Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của MTTQ và các đoàn thể… Một vấn đề mấu chốt trong nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng Đảng và Nhà nƣớc của MTTQ các cấp là nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác mặt trận. Do đó, các cấp ủy Đảng cần tăng cƣờng đổi

mới công tác cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ Mặt trận trong từng giai đoạn. Có chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, luân chuyển, đãi ngộ hợp lý và công bằng đối với cán bộ MTTQ và các tổ chức thành viên. Việc tuyển chọn cán bộ cần phải quan tâm những ngƣời có khả năng vận động quần chúng đã trƣởng thành từ phong trào. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các khối Đảng, chính quyền, đoàn thể, coi trọng đề bạt từ nguồn cán bộ tại chỗ, khắc phục tình trạng phân công cán bộ kém năng lực, không có năng khiếu hoạt động xã hội sang làm công tác Mặt trận, đoàn thể. Đặc biệt quan tâm đến cán bộ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo, khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc.

Các cấp ủy đảng giới thiệu cán bộ để MTTQ các cấp tự quyết định, theo nguyên tắc dân chủ và đồng thuận; mặt khác, Đảng cử những cán bộ có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, nhạy bén, hết lòng vì nhân dân, không ngại va chạm, có bản lĩnh vào công tác trong các cơ quan MTTQ và các tổ chức thành viên.

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ vị trí và mối quan hệ giữa Đảng và MTTQ, khi Đảng vừa là thành viên đồng thời lãnh đạo MTTQ. Quy định cụ thể nhiệm vụ của ngƣời đại diện tổ chức đảng trong MTTQ các cấp; xác định rõ trách nhiệm của Đảng đoàn MTTQ trong việc tham mƣu cho cấp ủy cùng cấp về tham gia xây dựng Đảng và Nhà nƣớc. Quan tâm lãnh đạo công tác sơ kết, tổng kết nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ.

Nâng cao chất lƣợng, công tác chỉ đạo của cấp uỷ đối với hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Các cấp uỷ kịp thời xây dựng ban hành các văn bản lãnh đạo MTTQ hoạt động có hiệu quả, trƣớc mắt lựa chọn những vấn đề cấp thiết, cơ bản có tính khả thi cao để lãnh đạo và tạo điều kiện thuận

lợi cho MTTQ phát huy tốt vai trò của tổ chức mình. Đặc biệt lãnh đạo việc thể chế hoá kịp thời các chỉ thị Nghị quyết của Đảng về hoạt động của MTTQ nói chung và công tác tham gia xây dựng chính quyền nói riêng thành các văn bản pháp quy, nhanh chóng đƣa các chủ trƣơng của Đảng vào cuộc sống.

Các cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh đạo Mặt trận các cấp không

ngừng mở rộng thành viên của MTTQ, tập hợp đoàn viên, hội viên trong các đoàn thể nhân dân. Thƣờng xuyên củng cố, xây dựng tổ chức MTTQ và các đoàn thể Nnhân dân, chỉ đạo đổi mới việc kết nạp các đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.

3.1.1.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước về vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc các cấp địa phương tham gia xây dựng chính quyền địa phương

Tăng cƣờng công tác quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên, xây dựng

đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình

độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức cơ sở đảm bảo đủ về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý, có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên phù hợp với thực tiễn cơ sở. Đồng thời, làm tốt quy hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận, gắn với tăng cƣờng luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tiếp tục tăng cƣờng cho cơ sở những cán bộ có trình độ, năng lực, nhiệt tình tâm huyết.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trang suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, chủ chốt ở cơ sở. Duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong đảng, nêu cao ý thức tự phê bình và

phê bình; đẩy mạnh giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và pháp luật đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuyên truyền thành quả công cuộc đổi mới, thấy rõ âm mƣu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh. Càn đánh giá đúng và phát huy vai trò của MTTQ địa phƣơng trong tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong phản biện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của tổ chức đảng và chính quyền các cấp địa phƣơng.

3.1.2. Đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Phú Thọ trong tham gia xây dựng chính quyền địa phƣơng

Tiếp tục thực hiện Kết luận 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, tiến hành tổng kết Nghị quyết số 20-NQ/BCH ngày 01/11/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (khóa XVI) về “đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đến năm 2015”, đồng thời, MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ cấp Trung ương phát động gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục tham mƣu, đề xuất với các cấp ủy Đảng ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cƣờng, mở rộng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ban hành và giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đối với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Xây dựng chƣơng trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các Nghị quyết số 23, 24, 25 – NQ/TW Hội nghị lần thứ Bảy của Ban chấp

hành trung ƣơng Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; “về công

tác dân tộc”; “về công tác tôn giáo”.

Tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, truyền thống cách mạng, ý thức tự lực tự cƣờng của dân tộc, tuyên truyền Luật MTTQ Việt Nam. Luật về các đoàn thể nhân dân; nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, Hội viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của MTTQ trong đời sống, xã hội; tuyên truyền chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản pháp quy của tỉnh liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tham gia thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế văn hoá, xã hội. Tuyên truyền các cuộc vận động, phong trào hành động cách mạng, tuyên truyền các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiêu biểu trong công tác Mặt trận.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, chú trọng công tác tuyên truyền miệng, tổ chức nói chuyện chuyên đề, thời sự, mít tinh gặp mặt nhân ngày truyền thống, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, phát huy tốt vai trò hoạt động của các hội đồng, các ban tƣ vấn, thu hút các chuyên gia, ngƣời tiêu biểu nhằm khai thác vốn sống và năng lực, trí tuệ uy tín, của đội ngũ trí thức, ngƣời đứng đầu cộng đồng, các già làng, trƣởng bản, chức sắc tôn giáo…nâng cao tính liên hiệp quần chúng rộng rãi, phát huy tốt chức năng tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân. Tổ chức sinh hoạt tƣ tƣởng, đối thoại giữa đoàn viên, hội viên, nhân dân với lãnh đạo cấp uỷ và chính quyền. Tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hoá văn nghệ thể thao, tổ chức sinh hoạt, tọa đàm theo chuyên đề nâng cao nhận thức cho nhân dân về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, từng bƣớc tạo sự đồng thuận xã hội.

MTTQ các cấp cần chú trọng tổ chức và triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ƣơng chỉ đạo và tỉnh phát động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực ở địa phƣơng theo hƣớng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, chất lƣợng, hiệu quả, không chạy theo thành tích; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện lồng ghép nhiều mục tiêu trong một đợt hành động, một phong trào, một ban chỉ đạo,… Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ” gắn với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo phƣơng châm chỉ đạo là “Lấy sức dân chăm lo cho cuộc sống của ngƣời dân” để góp phần xây dựng từng gia đình, từng khu dân cƣ có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, môi trƣờng sống trong sạch lành mạnh;

Hƣớng dẫn xây dựng và thực hiện tốt hƣơng ƣớc, quy ƣớc, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc trong tỉnh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cƣới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, chăm lo sức khoẻ nhân dân,... Tiếp tục duy trì hoạt động các tổ chức, “nhóm nòng cốt tuyên truyền phổ biến pháp luật”, tổ tự quản bảo vệ môi trƣờng, tổ hoà giải, các câu lạc bộ, các đội văn nghệ, thể thao ở cơ sở, thiết thực hiệu quả; Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các phòng trào phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội,... Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá… góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc. Tham gia vào việc xoá đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, thực hiện chính sách xã hội giải quyết việc làm, …; xây dựng mô hình, điển hình trong các phong trào thi đua nhân ra diện rộng. Động viên

khen thƣởng kịp thời các điển hình tiên tiến, các nhân tố tích cực xuất hiện trong các phong trào hành động cách mạng của địa phƣơng, đơn vị.

Hoạt động của MTTQ các cấp địa phƣơng phải chú trọng hƣớng về cơ sở, nắm chắc tình hình, tâm tƣ nguyện vọng các tầng lớp nhân dân, phản ánh đề xuất với cấp uỷ, chính quyền các cấp giải quyết kịp thời những vấn đề nhân dân còn băn khoăn, bức xúc. Mặt khác, cần đổi mới công tác thi đua khen thƣởng của MTTQ các cấp để thực sự tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nƣớc trong các tầng lớp nhân dân. Việc bình xét thi đua phải dân chủ, công khai, đúng thực chất, những tổ chức cá nhân đƣợc khen thƣởng, phải thực sự là tấm gƣơng xuất sắc, tiêu biểu.

MTTQ các cấp cần tích cực và phát huy trí tuệ của các tổ chức thành viên để đóng góp có chất lƣợng các ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các dự thảo luật, pháp luật, góp ý kiến phê bình với tổ chức Đảng, các cấp uỷ và cán bộ, đảng viên theo quy định. Tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng thông qua việc đóng góp ý kiến, kiến nghị, phê bình, tham gia giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân cƣ, theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vận động nhân dân thực hiện và tham gia xây dựng, phản biện việc hoạch định chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng.

Đẩy mạnh việc tập hợp tình hình tƣ tƣởng, ý kiến, kiến nghị của nhân dân cần đổi mới theo hƣớng lắng nghe trực tiếp ý kiến của các tầng lớp nhân dân thông qua đối thoại trực tiếp và các hình thức diễn đàn, tiếp xúc có tổ chức, đồng thời phản ánh kịp thời đầy đủ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng để có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc tỉnh phú thọ tham gia xây dựng chính quyền địa phương hiện nay (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)