Về các hợp chất phân lập được

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây đinh lăng răng thu hái tại thái bình (Trang 35 - 58)

a) Về đối tượng nghiên cứu

Chi Đinh lăng là chi lớn thứ hai trong họ Nhân sâm (Araliaceae) [42], nhưng là một trong những chi chưa được nghiên cứu kĩ của họ Araliaceae về hóa thực vật và giá trị trong y học [20]. Loài Polyscias guilfoylei (W.Bull) L.H.Baileycv. quinquefolia được người dân ở Thái Bình sử dụng làm thuốc để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề

28

kháng, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi, giải độc, bổ huyết, tiêu sưng viêm... Tuy nhiên ở Việt Nam hiện mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của loài này. Do vậy, khóa luận này được thực hiện

với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Polyscias guilfoylei

(W.Bull) L.H.Baileycv. quinquefolia.

Khóa luận lựa chọn bộ phận nghiên cứu là lá cây Đinh lăng răng vì theo kinh nghiệm dân gian cây Đinh lăng răng ở Thái Bình thường được người dân sử dụng phần trên mặt đất (lá và thân cây) sắc lấy nước uống để giảm đau đầu, mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng... Vì vậy, để làm sáng rõ các thành phần hóa học có tác dụng trên, tạo tiền đề cho nghiên cứu tác dụng sinh học sau này, khóa luận đã tập trung nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Đinh lăng răng.

Khóa luận đã lựa chọn phân đoạn n-butanol của dịch chiết ethanol lá cây Đinh lăng

răng để tiến hành phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất là do:

- Nghiên cứu về chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của phân đoạn ethyl

acetat lá cây đã được thực hiện[17],. Khóa luận này muốn tiếp nối nghiên cứu

về phân đoạn khác được chiết xuất từ lá cây Đinh lăng răng, nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thành phần hoá học của lá cây.

- Saponin là nhóm hợp chất đặc trưng và xuất hiện nhiều trong các loài thuộc họ

Nhân sâm (Araliaceae) và chi Đinh lăng (Polyscias) [45], là nhóm hợp chất tiềm

năng trong nghiên cứu hoạt tính diệt khối u, bảo vệ gan, tan máu và chống viêm. Các saponin cũng làm giảm mức cholesterol trong máu và có thể được sử dụng như chất bổ trợ trong vắc xin [31] [21]. Saponin là những chất phân cực nên có thể tan trong các dung môi phân cực như các ancol, hỗn hợp cồn - nước, nước và

các dung môi phân cực khác. N-butanol là một dung môi hòa tan tương đối chọn

lọc các saponin có mạch đường ngắn tới trung bình nên thường được dùng để tinh chế saponin bằng cách phân bố với nước [2]. Chính vì thế khóa luận đã lựa

chọn phân đoạn n-butanol để tiến hành phân lập.

b) Về hai hợp chất tinh khiết phân lập được

Khóa luận đã sử dụng kỹ thuật sắc ký cột cho sự phân lập các hoạt chất từ phân đoạn n-butanol của dịch chiết ethanol từ lá của loài Polyscias guilfoylei cv. quinquefolia.

Chất nhồi cột là hạt silica gel và RP-C18. Sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H

29

được công bố trước đây, dẫn đến kết quả hai hợp chất được phân lập và xác định cấu

trúc là acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic

(LB1.1) thuộc nhóm saponin và quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid (LB2)

thuộc nhóm flavonoid.

Kết quả này được so sánh với các nghiên cứu trước đây về thành phần hoá học của loài Polyscias guilfoylei tại Việt Nam, cụ thể là:

- Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã công bố nghiên cứu về thành phần hóa học của 3 loài

thuộc chi Polyscias, trong đó loài Polyscias guilfoylei Bail. phân lập được từ lá chủ yếu là saponin và một số flavonoid [16], [36] .

- Nghiên cứu của Văn Bá Lãnh [10] được thực hiện trên đối tượng là lá của loài

Polyscias guilfoylei cv. quinquefolia: phân lập được 2 chất từ lá gồm 3-O-β-D-

glucopyranosylstigmasterol và 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-

glucuronopyranosyloleanolic-28-O-β-D-glucopyranosyl este.

- Nghiên cứu của Nguyễn Trần Bảo Huy [9] thực hiện trên đối tượng là cao phân

đoạn n-hexan và cao phân đoạn n-butanol của vỏ cây loài Polyscias guilfoylei

Bail. thu hái tại Khánh Hòa phân lập được 2 chất là acid 3-O-β-D-

glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic và 1 acid béo.

- Nguyễn Thị Kim Liên nghiên cứu về thành phần hóa học của cao phân đoạn n-

butanol vỏ thân loài Polyscias guilfoylei Bail. thu hái tại Khánh Hòa phân lập

được 1 cerebrosid và hỗn hợp hai saponin đồng phân là 3-O-β-D-glucopyranosyl- (1→3)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic-28-O-β-D-glucopyranosyl este và 3- O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic-28-O-β-D- glucopyranosyl este tỉ lệ 3:1 [11].

- Lê Thị Tú Anh và cộng sự đã phân lập được 11 hợp chất từ thân cây Polyscias

guilfoylei bao gồm các sterol, saponin, nucleosid, flavonoid, acid phenolic và các lignan [18].

Như vậy kết quả nghiên cứu về 2 hợp chất tinh khiết phân lập được gồm 1 saponin và 1

flavonoid so với các nghiên cứu thành phần hóa học của loài Polyscias guilfoylei là phù

hợp.

Đối với hợp chất saponin là acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-

glucuronopyranosyloleanolic (LB1.1) hay còn được biết đến với tên gọi khác là Kalopanax Saponin E hoặc Spinasaponin A [44], được phân lập lần đầu tiên bởi Shao

30

Chun-Jie và cộng sự (1989) từ phân đoạn n-butanol của dịch chiết MeOH rễ cây

Kalopanax septemlobus (THUNB.) KOIDZ. [46], cho đến nay trên thế giới rất ít ghi nhận các nghiên cứu phân lập được hợp chất này.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ có:

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2009) phân lập được hỗn hợp chứa 2

saponin:acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(13)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic

và acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic với tỉ

lệ 2:3 [16].

- Nghiên cứu của Nguyễn Trần Bảo Huy (2012) [9] thực hiện trên đối tượng là cao

phân đoạn n-butanol của vỏ thân cây loài Polyscias guilfoylei Bail. thu hái tại

Khánh Hòa cũng phân lập được hợp chất acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(13)-

β-D-glucuronopyranosyloleanolic.

- Đinh Thị Vân và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về các hợp chất phân lập từ phân

đoạn ethyl acetat của lá cây Đinh lăng răng cũng ghi nhận sự có mặt của hợp chất

acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(14)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic, là đồng

phân của hợp chất LB1.1 [17].

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Anh và cộng sự (2020) cũng phân lập được

hợp chất acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(13)-β-D-

glucuronopyranosyloleanolic từ rễ cây Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus

Seem.) [37].

Như vậy, đây là lần thứ ba hợp chất tinh khiết acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-

β-D-glucuronopyranosyloleanolic (LB1.1) được phân lập tại Việt Nam, lần thứ hai được phân lập từ loài Polyscias guilfoylei và là lần đầu tiên được phân lập từ lá cây

Polyscias guilfoylei cv.quinquefolia.

Chính vì hợp chất tinh khiết acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-

glucuronopyranosyloleanolic (LB1.1) hiện có rất ít nghiên cứu phân lập được hợp chất này nên việc đánh giá các tác dụng sinh học vẫn còn rất hạn chế, tính đến nay có một nghiên cứu về hoạt tính của chất này:

- Masayuki Yoshikawa và cộng sự phân lập được Spinasaponin A (LB1.1) từ vỏ

cây Aralia elata SEEM. có hoạt tính ức chế sự hấp thu ethanol phụ thuộc vào liều lượng từ 25 – 100mg/kg [48].

31

Đối với hợp chất flavonoid có tên là quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid

(LB2), cấu trúc khung quercetin của hợp chất LB2 gần giống với khung kaempferol (khung kaempferol có nhiều hơn 1 nhóm -OH) nên cần rất thận trọng trong quá trình

phân tích phổ 1H NMR và 13C NMR để tránh nhầm lẫn giữa hai chất này. Cho đến nay,

dữ liệu về các nghiên cứu phân lập và đánh giá hoạt tính LB2 cũng còn rất hạn chế:

Hợp chất quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid (LB2) được công bố lần

đầu tiên bởi Ba Yin-ying và cộng sự (2012) với nghiên cứu từ dịch chiết ethanol của

Euonymus alatus [52].

Năm 2015 Festus BC Okoye và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên dịch chiết

methanol của lá cây Olax mannii Oliv. đã phân lập được 9 hợp chất trong đó có hợp chất

quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid (LB2) [38].

Đây cũng là lần đầu tiên hợp chất quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid

(LB2) được phân lập tại Việt Nam và lần đầu tiên phân lập từ loài Polyscias guilfoylei. Nhận thấy 2 hợp chất được phân lập chưa được đánh giá nhiều về các hoạt tính sinh học nên chưa thể sáng tỏ về các tác dụng theo kinh nghiệm dân gian sử dụng, do đó cần đánh giá các hoạt tính sinh học của các hợp chất tinh khiết trên.

Kết quả này cũng đóng góp cho việc làm phong phú thêm tri thức về hóa thực vật của chi Polyscias nói chung và loài Polyscias guilfoylei nói riêng và tạo tiền đề cho việc đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất.

32

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ kết quả của nghiên cứu, khóa luận đã rút ra kết luận sau:

Đã phân lập và xác định được cấu trúc của hai hợp chất tinh khiết từ phân đoạn n-

butanol của lá cây Đinh lăng răng là acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-

glucuronopyranosyloleanolic (1) quercetin-3,7-O-α-L-dirhamnopyranosid (2). Đây là lần đầu tiên hợp chất (1) được phân lập từ lá loài Polyscias guilfoylei cv. quinquefolia, lần đầu tiên hợp chất (2) được phân lập tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên hợp chất (2) được phân lập từ loài Polyscias guilfoylei cv.quinquefolia.

KIẾN NGHỊ

Từ kết luận trên đề tài có một số kiến nghị sau:

1. Tiếp tục tiến hành phân lập các hợp chất tinh khiết ở phân đoạn n-butanol, phân

đoạn n-hexan, phân đoạn nước, ở các bộ phận khác của cây Đinh lăng răng (Polyscias guilfoylei (W.Bull) L.H.Bailey cv. quinquefolia).

2. Đánh giá các hoạt tính sinh học của cao chiết các phân đoạn và các hợp chất tinh

khiết phân lập được để làm sáng rõ thành phần hóa học có tác dụng qua đó làm tiền đề tiếp tục nghiên cứu về cơ chế tác dụng để ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Huy Bích (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội, pp. 793-796.

2. Bộ Y Tế, Dược liệu học, Tập I, Hà Nội, pp. 205-213.

3. Nguyễn Trần Châu, Đỗ Mai Anh, Nguyễn Phương Dung (2007), "Nghiên cứu

một số tác dụng dược lí thực nghiệm của sản phẩm cấy mô từ cây Đinh lăng

Polyscias fruticosa L. Harms, Araliaceae", Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11(phụ bản số 2), pp. 126-131.

4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,

pp. 178.

5. Lê Hương Giang, Đinh Thị Vân, Nguyễn Mạnh Tuyển (2019), "Nghiên cứu đặc

điểm thực vật và thành phần hóa học của thân cây Đinh lăng răng (Polyscias

guilfoylei cv. quinquefolia)", Tạp chí Nghiên cứu Dược và thông tin thuốc, 10(3), pp. 2-10.

6. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), Tìm hiểu thành phần hóa học của cây Polyscias

scutellaria, Trường Đại học KHTN, TP. Hồ Chí Minh.

7. Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Minh Khởi (2017),

"Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tăng lực của cao chiết cồn sâm cau", Tạp chí Dược liệu, 22(4), pp. 239-247.

8. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Trẻ, pp. 516-

518.

9. Nguyễn Trần Bảo Huy (2012), Khảo sát thành phần hóa học vỏ thân cây Đinh

lăng trổ Polyscias guilfoylei Bail, họ Nhân sâm (Araliaceae), Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

10. Văn Bá Lãnh (2011), Khảo sát thành phần hóa học cây Đinh lăng trổ Polyscias

guilfoylei var quinquefolia Bail. Họ Nhân sâm (Araliaceae), Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Kim Liên (2012), Khảo sát thành phần hóa học vỏ thân cây đinh

lăng trổ Polyscias guilfoylei Bail. Họ Nhân Sâm (Araliaceae), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm TP HCM.

12. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, pp. 1030.

13. Nguyễn Thị Nguyệt, Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Bàn (1990), "Một số kết quả

nghiên cứu về saponin trong Đinh lăng", Tạp chí Dược học, 3, pp. 15-16.

14. Đỗ Quyên (2015), Chiết xuất và phân lập hợp chất thiên nhiên, Nhà xuất bản

Giáo dục Việt Nam, pp. 43-43.

15. Nguyễn Thúy Anh Thư, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thúy Hằng,

Nguyễn Kim Phi Phụng (2008), "Nghiên cứu thành phần hóa học của Polyscias

filicifolia Balf. (Araliaceae)", Tạp chí Khoa Học và Công nghệ, 46(4A), pp. 230-236.

16. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thúy Anh Thư, Nguyễn Thị Thúy Hằng,

Nguyễn Ngọc Sương, Nguyễn Kim Phi Phụng (2009), "Các saponin oleanan từ loài Polyscias guilfoylei Bail. (Araliaceae)", Tạp chí phát triển KH&CN,

12(10), pp. 21-28.

17. Đinh Thị Vân, Lê Hương Giang, Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Quốc Tuấn,

Phương Thiện Thương, Nguyễn Mạnh Tuyển (2019), "Nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Đinh lăng răng (Polyscias guilfoylei cv. quinquefolia)", Tạp chí Y học Việt Nam, 1(477), pp. 100-104.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

18. Anh L. T. T Son N. T, Van Tuyen. N, Thuy P. T, Quan P. M, Ha N. T. T, Tra

N. T. (2021), "Antioxidative and α-glucosidase inhibitory constituents of

Polyscias guilfoylei: experimental and computational assessments", Mol Divers, pp.

19. Ashmawy N. S. Gad H. A., Al-Musayeib, N. El-Ahmady, S. H. Ashour, M. L.

Singab, A. N. B. (2019), "Phytoconstituents from Polyscias guilfoylei leaves with histamine-release inhibition activity", Zeitschrift fur Naturforschung. C, Journal of biosciences, 74(5-6), pp. 145-150.

20. Ashmawy Naglaa S. Gad, Haidy A. Ashour, Mohamed L. El-Ahmady, Sherweit

H. Singab, Abdel Nasser B. (2020), "The genus Polyscias (Araliaceae): A phytochemical and biological review", Journal of Herbal Medicine, 23, pp. 100-377.

21. Barbosa A. D. P. (2014), "An overview on the biological and pharmacological activities of saponins", International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6(8), pp. 47-50.

22. Bedir Erdal Toyang, Ngeh J. Khan, Ikhlas A. Walker, Larry A. Clark, Alice M.

(2001), "A New Dammarane-Type Triterpene Glycoside from Polyscias fulva",

Journal of Natural Products, 64(1), pp. 95-97.

23. Brophy Joseph V. Lassak Erich, Suksamrarn Apichart (1990), "Constituents of

the volatile leaf oils of Polyscias fruticosa (L.) Harms", Flavour and Fragrance Journal, 5, pp. 179-182.

24. Buchanan Malcolm S. Carroll, Anthony R. Edser, Annette Parisot, John

Addepalli, Rama Quinn, Ronald J. (2005), "Tyrosine kinase inhibitors from the rainforest tree Polyscias murrayi", Phytochemistry, 66(4), pp. 481-485.

25. Chaboud A Rougny A Proliac A, Raynaud J, Cabalion P (1995), "A new

triterpenoid saponin from Polyscias fruticosa", Pharmazine, 50(5), pp. 371-371.

26. Chaturvedula V. S. Schilling, J. K. Miller, J. S. Andriantsiferana, R. Rasamison,

V. E. Kingston, D. G. (2003), "New cytotoxic oleanane saponins from the infructescences of Polyscias amplifolia from the Madagascar rainforest", Planta Med, 69(5), pp. 440-444.

27. Eaton A. L. Brodie, P. J. Callmander, M. W. Rakotondrajaona, R. Rakotobe, E.

Rasamison, V. E. Kingston, D. G. (2015), "Bioactive oleanane glycosides from

Polyscias duplicata from the Madagascar dry forest", Nat Prod Commun, 10(4), pp. 567-70.

28. Gopalsamy N. Gueho, J. Julien, H. R. Owadally, A. W. Hostettmann, K.

(1990), "Molluscicidal saponins of Polyscias dichroostachya", Phytochemistry, 29(3), pp. 793-795.

29. Huan Vo Duy, Yamamura Satoshi, Ohtani Kazuhiro, Kasai Ryoji, Yamasaki

Kazuo, Nham Nguyen Thoi, Chau Hoang Minh (1998), "Oleanane saponins from Polyscias fruticosa", Phytochemistry, 47(3), pp. 451-457.

30. Kurup Rajani Nair Ajikumaran, Kalavathy Uthayakumari, Baby Sabulal (2019),

"Chemical profile and anticancer activity of Polyscias guilfoylei leaf essential oil", The Natural Products Journal, 9, pp. 1-12.

31. Lacaille-Dubois M. A., Wagner H. (1996), "A review of the biological and pharmacological activities of saponins", Phytomedicine, 2(4), pp. 363-86.

32. Lutomski J, Luan Tran Cong, Hoa Tran Thu (1992), "Polyacetylenes in the

Araliaceae family. Part IV", Herba Polonica, 38, pp. 137-140.

33. Mitaine-Offer AC Tapondjou LA, Lontsi D, Sondengam BL, Choudhary MI,

Lacaille-Dubois MA (2004), "Constituents isolated from Polyscias fulva",

Biochemical Systematics and Ecology, 32(6), pp. 607-610.

34. Naglaa S Ashmawya Haidy A Gad, Mohamed L Ashoura, Sherweit H El-

Ahmadya and Abdel Nasser B Singab (2018), "Comparative Study on the Volatile Constituents of Polyscias guilfoylei and Polyscias balfouriana

Leaves", Medicinal & Aromatic Plants, 7(6), pp. 1-6.

35. Nguyen N. Q. Nguyen, M. T. Nguyen, V. T. Le, V. M. Trieu, L. H. Le, X. T.

Khang, T. V. Giang, N. T. L. Thach, N. Q. Hung, T. T. (2020), "The effects of different extraction conditions on the polyphenol, flavonoids components and

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây đinh lăng răng thu hái tại thái bình (Trang 35 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)