Về thử hoạt tính kháng tế bào ung thư invitro

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 1,3 dimethyl 1h indazol 6 amin (Trang 54 - 89)

Các dẫn chất Va-g đã được thử hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung

thư người theo phương pháp SRB. Các dòng tế bào ung thư được thử nghiệm bao gồm: A549 (tế bào ung thư phổi), SK-HEP-1 (tế bào ung thư biểu mô tế bào gan), SNU-638 (tế bào ung thư dạ dày), MDA-MB-231 (tế bào ung thư vú), HCT116 (tế bào ung thư đại trực tràng). Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư được trình bày ở bảng 3.8.

Kết quả thử độc tính tế bào cho thấy ngoài dẫn chất Va có giá trị IC50 > 100 μM

trên cả năm dòng tế bào ung thư thử nghiệm, các dẫn chất Vb-g đều thể hiện tác dụng

tốt trên ít nhất hai dòng tế bào ung thư. Trong đó, dẫn chất có hoạt tính tốt nhất là dẫn chất Vf với giá trị IC50 đều ở nồng độ dưới 60 μM trên cả năm dòng tế bào ung thư thử nghiệm.

44

Điều đó cho thấy các dẫn chất có nhóm thế cồng kềnh hơn hoặc đóng vòng có tác dụng kháng tế bào ung thư tốt hơn. Nguyên nhân có thể là do các nhóm thế cồng kềnh hơn ở vị trí số 6 của dẫn chất indazol có cấu trúc phù hợp để tương tác với enzym đích khi liên kết với enzym, từ đó ức chế tế bào ung thư.

So sánh độc tính của 2 dẫn chất VcVd trên 4 dòng tế bào A549, SK-HEP-1,

SNU-638 và HCT116, dẫn chất Vd đều cho hoạt tính mạnh hơn. Điều này gợi ý dẫn

chất chứa vòng thơm có hoạt tính kháng ung thư tốt hơn dẫn chất chứa vòng no.

Xét trên dòng tế bào MDA-MB-231, chỉ có 2 dẫn chất VfVg chứa nhóm thế

floro trên vòng thơm thể hiện độc tính ở ngưỡng dưới 100 μM. Điều này có thể do nhóm thế ở vị trí số 6 của 2 dẫn chất này mới có kích thước đủ lớn để tương tác với enzym đích.

So sánh 3 dẫn chất Vd, VfVg trên dòng tế bào HCT116, hoạt tính của 2 dẫn

chất VfVg đều tốt hơn so với Vd. Cụ thể Vf gây độc tế bào HCT116 với giá trị IC50

là 0,4 μM, trong khi giá trị này của dẫn chất Vg là 2,2 μM. Có thể đặt ra giả thiết rằng nhóm thế floro trên vòng thơm làm tăng hoạt tính trên dòng tế bào này, do khả năng tạo liên kết hydro với đích tác dụng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Qian và cộng sự [31] về vai trò của nhóm halogen ở vị trí số 6 đối với tác dụng kháng ung thư.

Xét trên 4 dòng tế bào A549, SNU-638, MDA-MB-231 và HCT116, dẫn chất Vf

đều cho hoạt tính ức chế mạnh hơn so với Vg. Điều này cũng củng cố thêm cho kết quả

trong nghiên cứu của Dược sỹ Phùng Huy Hiệu [3], rằng vị trí của nhóm floro trên vòng thơm có ảnh hưởng tới khả năng kháng ung thư của các dẫn chất 6-benzylamino của indazol, cụ thể hơn là nhóm floro ở vị trí para cho khả năng ức chế tốt hơn vị trí meta. Kết hợp cả nghiên cứu của Qian và cộng sự [31], nghiên cứu của DS. Phùng Huy Hiệu [3] và nghiên cứu của DS. Nguyễn Minh Hường [2], nhóm nghiên cứu của chúng tôi cho rằng với các dẫn chất indazol có nhóm thế ở vị trí số 6, nhóm thế halogen đóng vai trò quan trọng với hoạt tính chống ung thư.

Trong các dẫn chất tổng hợp được, dẫn chất Vf là chất duy nhất có khả năng ức

chế cả 5 dòng tế bào ung thư với giá trị IC50 dưới ngưỡng 100 µM,cho tác dụng vượt

trội trên dòng tế bào ung thư trực tràng HCT116 với giá trị IC50 = 0,4 μM, mạnh hơn cả

chất chứng dương etoposide (IC50 = 1,27 μM) 3,2 lần. Điều này cho thấy dẫn chất này

có thể là chất dẫn đường tiềm năng để tìm kiếm các hoạt chất mới có hiệu quả trong điều trị ung thư trực tràng cũng như một số bệnh ung thư khác.

46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kếtluận

Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về tổng hợp hóa học

Đã tổng hợp được 7 dẫn chất như dự kiến và tất cả các dẫn chất đều chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào trước đây:

+ N-isopropyl-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin + N-cyclopentyl-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin. + N-cyclohexyl-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin. + N-benzyl-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin. + 1,3-dimethyl-N-(pyridin-3-ylmethyl)-1H-indazol-6-amin + N-(4-florobenzyl)-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin. +N-(3-florobenzyl)-1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin.

Đã khẳng định được cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được thông qua phân tích

các dữ liệu phổ IR, MS, 1H-NMR và 13C-NMR.

1.2. Về thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro

Đã thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được, kết quả như

sau: Dẫn chất có hoạt tính kháng tế bào ung thư tốt nhất là Vf với khả năng ức chế cả

năm dòng tế bào ung thư A549, SK-HEP-1, SNU-638, MDA-MB-231 và HCT116 với

giá trị IC50 tương ứng là 6,8 µM; 50,1 µM; 1,8 µM; 47,5 µM; 0,4 µM. Dẫn chất Vd thể

hiện hoạt tính mạnh trên ba dòng tế bào ung thư A549, SNU-638 và HCT116 với giá trị

IC50 tương ứng là 5,1 µM; 1,9 µM; 7,5 µM. Dẫn chất Ve thể hiện hoạt tính mạnh trên

dòng tế bào ung thư HCT116 với giá trị IC50 là 2,7 µM. Dẫn chất Vg thể hiện hoạt tính

mạnh trên 2 dòng tế bào ung thư SNU-638 và HCT116 với giá trị IC50 tương ứng là 2,5

µM; 2,2 µM. Các dẫn chất Va, VbVc thể hiện hoạt tính yếu hơn, trong đó dẫn chất

Va không thể hiện độc tính trên cả 5 dòng tế bào.

2. Kiếnnghị

Từ các kết quả trên, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

- Tiếp tục tổng hợp các dẫn chất 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin, đặc biệt là

47

- Tiếp tục thử độc tính tế bào của các dẫn chất tổng hợp được trên một số dòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO TiếngViệt

1. Bộ Y Tế (2015), Hóa học hữu cơ (tập II), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp. 107-

112.

2. Nguyễn Minh Hường (2020), Tổng hợp và thử hoạt tính kháng tế bào ung thư

của một số dẫn chất 2,3-dimethyl-2H-indazol-6-amin, Khóa luận tốt nghiệp Dược

sĩ Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, pp. 20-41.

3. Phùng Huy Hiệu (2019), Tổng hợp và thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của

một số dẫn chất 1-methyl-1H-indazol-6-amin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại

học, Trường Đại học Dược Hà Nội, pp. 20-42.

4. Trường Đại học Dược Hà Nội (2015), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội, pp. 42-77.

Tiếng Anh

5. Baxte Ellen W., Reitz Allen B. (2002), "Reductive aminations of carbonyl

compounds with borohydride and borane reducing agents", Organic reactions,

59, pp. 1-714.

6. Ben-Haj-Ayed A., Moussa A., et al. (2016), "Prognostic value of indoleamine 2,3-dioxygenase activity and expression in nasopharyngeal carcinoma", Immunol

Lett, 169, pp. 23-32.

7. Brandacher G., Perathoner A., et al. (2006), "Prognostic value of indoleamine 2,3-dioxygenase expression in colorectal cancer: effect on tumor-infiltrating T cells", Clin Cancer Res, 12(4), pp. 1144-51.

8. Bukowski R. M., Yasothan U., et al. (2010), "Pazopanib", Nat Rev Drug Discov, 9(1), pp. 17-8.

9. Capra M., Nuciforo P. G., et al. (2006), "Frequent alterations in the expression

of serine/threonine kinases in human cancers", Cancer Res, 66(16), pp. 8147-54. 10. Denya I., Malan S. F., et al. (2018), "Indazole derivatives and their therapeutic applications: a patent review (2013-2017)", Expert Opin Ther Pat, 28(6), pp.

441-453.

11. Dong J., Zhang Q., et al. (2018), "Recent Advances in the Development of Indazole-based Anticancer Agents", ChemMedChem, 13(15), pp. 1490-1507.

12. Dounay Amy B., Tuttle Jamison B., et al. (2015), "Challenges and Opportunities

in the Discovery of New Therapeutics Targeting the Kynurenine Pathway",

Journal of Medicinal Chemistry, 58(22), pp. 8762–8782.

13. Frampton J. E. (2017), "Pazopanib: a Review in Advanced Renal Cell

Carcinoma", Target Oncol, 12(4), pp. 543-554.

14. Gaikwad D. D., Chapolikar A. D., et al. (2015), "Synthesis of indazole motifs

and their medicinal importance: an overview", Eur J Med Chem, 90, pp. 707-31.

15. Grohmann U. (2003), "Tolerance, DCs and tryptophan: much ado about IDO",

Trends in Immunology, 24(5), pp. 242-248.

16. Gross-Goupil M., Francois L., et al. (2013), "Axitinib: a review of its safety and efficacy in the treatment of adults with advanced renal cell carcinoma", Clin Med

Insights Oncol, 7, pp. 269-77.

17. Health Organization World (2018), "Cancer in Viet Nam", Retrieved, from

18. Houghton P., Fang R., et al. (2007), "The sulphorhodamine (SRB) assay and other approaches to testing plant extracts and derived compounds for activities related to reputed anticancer activity", Methods, 42(4), pp. 377-87.

19. Hunt Kevin W., Moreno David A. (2009), "Selective Synthesis of 1-

Functionalized-alkyl-1H-indazoles", Organic letters, 11(21), pp. 5054-5057. 20. Jaffari Ghayoor A., Nunn Arthur J. (1973), "Methylation of indazoles and related

reactions", Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 1, pp. 2371.

21. Krause Daniela S, Etten Richard A Van (2005), "Tyrosine Kinases as Targets for

Cancer Therapy", The New England Journal of Medicine,, 353(2), pp. 172-187. 22. Li L., Liu F., et al. (2016), "Discovery and structure activity relationship study of

novel indazole amide inhibitors for extracellular signal-regulated kinase1/2 (ERK1/2)", Bioorg Med Chem Lett, 26(11), pp. 2600-4.

23. Liu H., Shen Z., et al. (2016), "Increased expression of IDO associates with poor postoperative clinical outcome of patients with gastric adenocarcinoma", Sci Rep,

6, pp. 21319.

24. Mallinger A., Schiemann K., et al. (2016), "Discovery of Potent, Selective, and

Orally Bioavailable Small-Molecule Modulators of the Mediator Complex- Associated Kinases CDK8 and CDK19", J Med Chem, 59(3), pp. 1078-101. 25. Mellor A. L., Keskin D. B., et al. (2002), "Cells expressing indoleamine 2,3-

dioxygenase inhibit T cell responses", J Immunol, 168(8), pp. 3771-6.

26. Morel Sandrine, Boyer Gérard, et al. (1996), "A Synthesis of 9-Methoxy-1-

Methyl-1H,6H-Pyrazolo[4,3-c]Carbazole", Synthetic Communications, 26(13),

pp. 2443-2447.

27. Munn David H., Shafizadeh Ebrahim (1999), "Inhibition of T Cell Proliferation

by Macrophage Tryptophan Catabolism", Journal of Experimental Medicine,

189(9), pp. 1363-1372.

28. Nguyen Hai Nam, Parang Keykavous (2003), "Current Targets for Anticancer Drug Discovery", Current Drug Targets, 4(2), pp. 159-179.

29. Oxenkrug G. F. (2010), "Metabolic syndrome, age-associated neuroendocrine disorders, and dysregulation of tryptophan-kynurenine metabolism", Ann N Y Acad Sci, 1199, pp. 1-14.

30. Pradhan Nirmalya, Paul Saurav, et al. (2017), "Identification of Substituted 1H- Indazoles as Potent Inhibitors for Immunosuppressive Enzyme Indoleamine 2,3- Dioxygenase 1", ChemistrySelect, 2(20), pp. 5511-5517.

31. Qian S., He T., et al. (2016), "Discovery and preliminary structure-activity relationship of 1H-indazoles with promising indoleamine-2,3-dioxygenase 1 (IDO1) inhibition properties", Bioorg Med Chem, 24(23), pp. 6194-6205.

32. Sampson P. B., Liu Y., et al. (2015), "The discovery of Polo-like kinase 4 inhibitors: design and optimization of spiro[cyclopropane-1,3'[3H]indol]- 2'(1'H).ones as orally bioavailable antitumor agents", J Med Chem, 58(1), pp.

130-46.

33. Terentjeva Svetlana, Muceniece Dzintra, et al. (2019), "Process-Related

Impurities of Pazopanib", Organic Process Research & Development, 23(9), pp. 2057-2068.

34. Tomassi S., Lategahn J., et al. (2017), "Indazole-Based Covalent Inhibitors To

Target Drug-Resistant Epidermal Growth Factor Receptor", J Med Chem, 60(6), pp. 2361-2372.

35. Tsujino H., Uno T., et al. (2019), "Correlation of indoleamine-2,3-dioxigenase 1 inhibitory activity of 4,6-disubstituted indazole derivatives and their heme binding affinity", Bioorg Med Chem Lett, 29(19), pp. 126607.

36. Wang Q., Dai Y., et al. (2019), "Discovery and optimization of a series of 3- substituted indazole derivatives as multi-target kinase inhibitors for the treatment of lung squamous cell carcinoma", Eur J Med Chem, 163, pp. 671-689.

37. Yang L., Chen Y., et al. (2019), "4,6-Substituted-1H-Indazoles as potent IDO1/TDO dual inhibitors", Bioorg Med Chem, 27(6), pp. 1087-1098.

38. Zang J., Liang X., et al. (2018), "Discovery of Novel Pazopanib-Based HDAC

and VEGFR Dual Inhibitors Targeting Cancer Epigenetics and Angiogenesis Simultaneously", J Med Chem, 61(12), pp. 5304-5322.

39. Zhang Ji, L Jie Jack (2010), "Pazopanib (Votrient):A VEGFR Tyrosine Kinase

Inhibitor for Cancer", Modern Drug Synthesis, 9, pp. 111-122.

40. Zhang S. G., Liang C. G., et al. (2018), "Recent Advances in Indazole-Containing Derivatives: Synthesis and Biological Perspectives", Molecules, 23(11), pp.

2783.

41. Zhang T., Tan X. L., et al. (2017), "Expression and Prognostic Value of Indoleamine 2,3-dioxygenase in Pancreatic Cancer", Chin Med J (Engl), 130(6), pp. 710-716.

42. Zhu W., Chen H., et al. (2017), "Design, Synthesis, and Pharmacological Evaluation of Novel Multisubstituted Pyridin-3-amine Derivatives as Multitargeted Protein Kinase Inhibitors for the Treatment of Non-Small Cell Lung Cancer", J Med Chem, 60(14), pp. 6018-6035.

PHỤLỤC Phụ lục 1. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Va Phụ lục 2. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Vb Phụ lục 3. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Vc Phụ lục 4. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Ve Phụ lục 5. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Vf Phụ lục 6. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất Vg Phụ lục 7. Phổ khối MS của chất Va Phụ lục 8. Phổ khối MS của chất Vb Phụ lục 9. Phổ khối MS của chất Vc Phụ lục 10. Phổ khổi MS của chất Vd Phụ lục 11. Phổ khối MS của chất Ve Phụ lục 12. Phổ khối MS của chất Vf Phụ lục 13. Phổ khối MS của chất Vg

Phụ lục 14. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Va

Phụ lục 15. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Vb

Phụ lục 16. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Vc

Phụ lục 17. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Vd

Phụ lục 18. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Ve

Phụ lục 19. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Vf

Phụ lục 20. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 1H-NMR của chất Vg

Phụ lục 21. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Va

Phụ lục 22. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Vb

Phụ lục 23. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Vc

Phụ lục 24. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Vd

Phụ lục 25. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Ve

Phụ lục 26. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất Vf

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 1,3 dimethyl 1h indazol 6 amin (Trang 54 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)