Performance Logs and Alerts (Nhật ký và Cảnh báo Hiệu năng)

Một phần của tài liệu giám sát hiệu năng hệ thống trên windows server 2003 (Trang 31 - 39)

Mặc dù snap-in System Monitor là rất hữu ích tuy nhiên rất ít quản trị mạng có thời gian hay sở thích ngồi xem các đồ thị dạng đường trên màn hình đồ họa để

chụp các thông số thống kê cho các biến đếm nhất định vào một file nhật ký tại các thời điểm xác định và đều đặn sau một khoảng

thời gian cố định

• Trace Logs (Nhật ký theo dõi). Cho phép Performance console ghi lại các thông tin về các ứng dụng hệ thống khi một sự kiện nào đó xảy ra, ví dụ như lỗi hoạt động I/O của đĩa hoặc lỗi phân trang bộ nhớ.

• Alerts (Cảnh báo). Cho phép Performance console giám sát giá trị của một biến đếm nhất định nào đó theo các khoảng thời gian lặp và thực hiện một hành động xác định khi biến đếm đó đạt đến giá trị giới hạn nào đó.

Một trong những lợi ích chính của Performance Logs and Alerts là cho phép bạn chụp các thông tin về hiệu năng của các biến đếm để nghiên cứu về sau. Snap- in này hỗ trợ rất nhiều định dạng file cho phép bạn lưu các thông tin chụp được vào các chương trình bảng và CSDL. Bạn có thể sử dụng nhật ký các biến đếm để thiêt lập một đường cơ sở cho hiệu năng hệ thống và sau đó đều đặn kiểm tra các nhật ký này để xem sai lệch so với đường cơ sở chuẩn là bao nhiêu. Bạn còn có thể tạo ra các cảnh báo để báo động cho bạn biết khi tình trạng mạng sai lệch quá nhiều so với trạng thái thông thường.

Tạo ra các counter log (Nhật ký biến đếm):

Để tạo ra các nhật ký biến đếm trong snap-in Performance Logs and Alerts, bạn có thể lựa chọn đối tượng Counter Logs trong khung phạm vi và lựa chọn New Log Settings từ thực đơn Action. Sau khi bạn nhập vào tên của nhật ký mới, bạn sẽ thấy một hộp thoại trong đó bạn nhập vào các thông tin sau đây:

• Các Performance objects và Performance counters. Bạn sẽ chọn các Performance objects và Performance counters và cả giao diện giống như khi bạn sử dụng System Monitor.

• Sample Interval (Thời gian lặp lấy mẫu). Thời gian lặp mà tại đó snap-in này sẽ ghi vào nhật ký giá trị của biến đếm bạn đã lựa chọn. Lưu ý rằng thời gian lặp lấy mẫu mà ngắn sẽ cho ra file nhật ký lớn và đồng thời hệ thống sẽ phải làm việc nhiều hơn. Giá trị chọn nên tùy thuộc vào thời gian bạn mà dự định ghi nhật ký cho biến đếm là bao lâu.

• Run as credentials (Các thông số đăng nhập Run as). Tên người dùng và mật khẩu mà dịch vụ Performance Logs and Alerts sửdụng để đăng nhập vào hệ thống trước khi chụp các thông tin vào trong nhật ký biến đếm.

• Log file type (Kiểu file nhật ký). Định dạng file nhật ký mà bạn muốn sử dụng cho nhật ký biến đếm và thư mục mà bạn muốn lưu. Bạn có thể lưu nhật ký này như một file văn bản có phân cách các trường dữ liệu bằng dấu phẩy hoặc dấu cách (tab), một file nhị phân dạng thông thường hoặc dạng lặp vòng (có thể xem trong System Monitor), hoặc một file CSDL trong SQL. Bạn còn có thể chỉ ra kích thước tối đa của file nhật ký và cách tạo tên của file tự động.

• Scheduling information (Các thông tin lập lịch). Bạn có thể cấu hình nhật ký biến đếm khởi động và dừng tại các thời điểm ngày và giờ xác định hoặc bạn có thể lựa chọn khởi động hoặc dừng quá trình ghi nhật ký một cách thủ công từ snap- in.

• Close Command (Lệnh khi đóng). Cho phép bạn chỉ định lệnh mà snap-in phải chạy khi file nhật ký được đóng lại.

Hình 2.3.7. Hộp thoại cấu hình nhật ký biến đếm (Counter Log)

Khi bạn cấu hình nhật ký biến đếm, nó xuất hiện trong khung phạm vi của snap-in với một biểu tượng, màu của biểu tượng thể hiện trạng thái hiện tại của nhật ký. Một biểu tượng màu đỏ có nghĩa là đang dừng và màu xanh có nghĩa là đang chạy.

Tạo ra một Trace log.

Quá trình tạo ra một trace log (Nhật ký Theo dõi) tương tự như quá trình tạo ra một nhật ký biến đếm, ngoài trừ việc thay vì lựa chọn performance counters, bạn lại lựa chọn các sự kiện hệ thống (System events) mà bạn muốn giám sát, sử dụng giao diện trong Hình 2.3.8.

Hình 2.3.8. Hộp thoại cấu hình trace log Xem nhật ký biến đếm (counter log).

Khi bạn lựa chọn lưu một nhật ký biến đếm thành một file nhị phân, nó sẽ xuất hiện trong thư mục đích như một file có phần mở rộng.blg. Để mở một trong các file này và xem nội dung của nó, bạn vào snap-in System Monitor và nhấn vào thanh công cụ View Log Data hoặc nhấn Ctrl+L. Trong hộp thoại System Monitor Properties, bạn phải cấu hình các thành phần sau đây:

• Nguồn dữ liệu. Trong thẻ Source, nhấn vào tùy chọn Log Files và lựa chọn file nhật ký mà bạn muốn hiển thị.

• Khoảng thời gian. Trong thẻ Source, nhấn vào phím Time Range để hiển thị một thanh trượt chứa khoảng thời gian mà dữ liệu được chụp vào trong nhật ký. Bạn có thể sử dụng thanh trượt này để lựa chọn tất cả hoặc một phần của nhật ký để hiển thị.

• Biến đếm. Trong thẻ Data, nhấn vào Add và lựa chọn các biến đếm mà bạn muốn hiển thị. Trong trường hợp này, hộp thoại Add Counter chỉ chứa các đối tượng cần đo hiệu năng và biến đếm hiệu năng mà bạn đã từng chọn ghi lại trong

Hình 2.3.9. Hộp thoại System Monitor Properties được cấu hình để hiển thị một file nhật ký

Khi bạn nhấn vào OK để đóng hộp thoại này lại, đồ thị dạng đường trong System Monitor hiển thị các dữ liệu đã được ghi trong nhật ký. Bạn có thể thực hiện thao tác cấu hình cách hiển thị trong đồ thị cũng giống như cách mà bạn làm khi màn hình hiển thị các hoạt động hiện tại trong hệ thống.

Tạo các Alerts (Cảnh báo)

Chức năng cảnh báo cho phép máy tính chạy Windows Server 2003 thông báo cho bạn khi mức hiệu năng hệ thống đạt đến giá trị ngưỡng xác định. Để tạo các cảnh báo, bạn lựa chọn đối tượng Alertstrong khung phạm vi của snap-in Performance Logs and Alertsvà lựa chọn New Alert Setting từ thực đơn Action để hiển thị hộp thoại trong đó bạn sẽ nhập vào các thông tin sau đây:

• Counters (biến đếm). Các performance objectvà các performance counter mà bạn có thể lựa chọn để cảnh báo, và giao diện mà bạn sử dụng để lựa chọn chúng giống như trong System Monitor

• Giá trị giới hạn của biến đếm. Đối với mỗi biến đếm bạn lựa chọn, bạn phải chỉ ra một giá trị giới hạn và liệu bạn muốn cảnh báo này sẽ được kích hoạt khi giá trị của biến đếm này thấp hơn hay cao hơn giới hạn.

• Quãng ngắt lấy mẫu.Thời gian lặp mà theo đó snap-in sẽ thu thập giá trị của biến đếm mà bạn lựa chọn

• Các thông số đăng nhập Run as. Tên người dùng và mật khẩu mà dịch vụ Performance Logs and Alerts sử dụng để đăng nhập vào hệ thống trước khi giám sát các biến đếm được lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hành động (Action). Hành động mà bạn muốn snap-in thực hiện khi một trong các biến đếm lựa chọn của bạn đạt đến giá trị giới hạn. Snap-in có thể tạo ra một mục trong nhật ký sự kiện, gửi một thông báo qua mạng đến người dùng xác định nào đó, bắt đầu ghi các dữ liệu hiệu năng của biến đếm đó vào nhật ký hoặc chạy một chương trình hoặc dòng lệnh nào đó.

• Các thông tin lập lịch. Bạn có thể cấu hình snap-in khởi động và dừng khi giám sát các biến đếm đã lựa chọn tại các thời điểm ngày giờ cụ thể hoặc bạn có thể lựa chọn khởi động hoặc dừng tiến trình giám sát thủ công từ snap-in.

có thể sửa chưa, tu bổ lại. Đảm bảo hoạt động hệ thống được trơn tru, tránh được các thiệt hại cho cơ quan, doanh nghiệp.

Với nội dung đề tài, chúng em đã nắm được cơ bản đặc điểm, các thành phần của ba công cụ được tích hợp trong windows server 2003 giúp cho việc giám sát hiệu năng hệ thống được đơn giản. Đó là Event viewer, Task manager và Performece consle. Về tổng quan ba công cụ này có chức năng như sau:

- Event viewer: Ghi lại nhật ký các sự kiện diễn ra trong hệ thống của windows như: nhật ký log on của user, nhật ký hoạt động của các ứng dụng, các thông báo lỗi,…

- Task manager: Hiển thị thông tin về hiệu năng theo thời gian thực của các ứng dụng, phần cứng, user, mạng,… trong hệ thống.

- Performance console: Ghi lại nhật kí hoạt động của hệ tống và thể hiện theo biểu đồ, đồ thị, báo cáo và tập tin nhật kí.

Cùng với những kiến thức cơ bản trên chúng em đã thực hành sử dụng một vài chức năng của các công cụ trên và quay thành video (video được gửi kèm báo cáo này).

2. Về các kĩ năng đạt được

Sau khi thực hiện xong đề tài, chúng em đã rèn luyện được thêm những kĩ năng sau:

- Kĩ năng tự tìm kiếm, phân tích và tổng hợp lại kiến thức của tài liệu tham khảo.

- Kĩ năng phân chia công việc và làm việc theo nhóm hai người.

- Kĩ năng sử dụng máy ảo để giả lập hệ thống server và sử dụng các công cụ trong windows server 2003.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Quản lý và duy trì hệ điều hành Microsoft Windows server 2003 – Đại học Duy Tân

Một phần của tài liệu giám sát hiệu năng hệ thống trên windows server 2003 (Trang 31 - 39)