vụ quảng cáo thương mại. Điều 110 Luật thương mại 2015 (sửa đổi năm 2017, 2019) quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Ở đây bên muốn quảng cáo là bên cho thuê quảng cáo, còn bên thực hiện dịch vụ là bên cung ứng dịch vụ quảng cáo.
Luật thương mại 2015 (sửa đổi 2017, 2019) quy định quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo cũng như quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo. Có thể thấy quyền của bên thuê quảng cáo thương mại gắn liền với nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo và ngược lại, ví dụ như:
- Bên thuê quảng cáo thương mại có quyền lựa chọn hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại. Đồng nghĩa với đó, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có nghĩa vụ phải thực hiện theo sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo.
- Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo có quyền nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác, còn bên thuê quảng cáo thương mại có nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí này.
Tuy nhiên trước khi quy định các quyền và nghĩa vụ, luật có quy định “trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Bản chất của hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, vì thế các bên có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ không tuân theo các quy định trên, miễn sao không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội.
Phần 3: Những bất cập và đề xuất hoàn thiện pháp luật
Pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về hoạt động quảng cáo thương mại để các thương nhân có thể tuân theo và thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số những vướng mắc, bất cập và hạn chế.
Một trong số các vấn đề là về danh sách quảng cáo thương mại bị cấm. Luật thương mại 2015 (sửa đổi năm 2017, 2019) liệt kê 9 trường hợp quảng cáo thương mại bị cấm và giới hạn ở đó. Theo thời gian, các quảng cáo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hướng phức tạp hơn, chắc chắn sẽ tồn tại quảng cáo thương mại bị cấm mà có thể không thuộc một trong 9 trường hợp trên. Luật nên đưa ra quy định “các trường hợp khác” để mở rộng phạm vi quảng cáo bị cấm hơn.
Một vấn đề khác là về hợp đồng quảng cáo thương mại. Luật quy định trong trường hợp thương nhân thuê thương nhân khác kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình thì phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên luật không quy định hợp đồng đó bắt buộc phải có các nội dung gì, khiến cho việc lập hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại gặp khó khăn nhất định. Luật nên quy định về vấn đề đó như một khuôn mẫu chung cho các hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại cụ thể.
Kết luận
Qua việc phân tích và nghiên cứu ở trên, có thể thấy hoạt động quảng cáo thương mại có một số ưu thế so với các hình thức xúc tiến thương mại khác như đa đạng phong phú về sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại nên dễ tiếp cận được đến người tiêu dùng, công chúng nói chung có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin, không phải sử dụng hàng hóa khác đi kèm với mặt hàng mình cần bán,… Vì thế ngày nay hình thức quảng cáo thương mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến và ngày càng thông dụng hơn với các thương nhân, doanh nghiệp. Mặc dù pháp luật vẫn có những quy định cụ thể về vấn đề hoạt động quảng cáo thương mại nhưng vẫn còn tồn đọng một số những hạn chế nhất định.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015, Hà Nội.
2. Quốc hội (2005), Luật thương mại 2005, Hà Nội.
3. Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại tập II,