Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp:

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc dạy – học môn giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục cấp THPT (Trang 25 - 26)

- Đối tượng học sinh được tôi tập trung nghiên cứu để viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC DẠY – HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẤP THPT” là những lớp do tôi trực tiếp giảng dạy và những hoạt động giáo dục, phong trào do nhà trường tổ chức. Và sáng kiến cũng được phổ biến trong phạm vi các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân của toàn trường và áp dụng được trong phạm vi cả nước ...

- Về giải pháp thực hiện:

+ Giáo viên bộ môn phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và Chi đoàn giáo viên.

+ Chịu trách nhiệm chính: Giáo viên bộ môn, trợ lý thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm (Trong đó, trách nhiệm Giáo viên bộ môn là quan trọng nhất).

+ Xây dựng kế hoạch dạy học, lồng ghép về vấn đề bảo vệ môi trường của các bộ môn như: Văn, Địa, Giáo dục Công dân….

VII. Kết luận:

Những bài học kinh nghiệm:

Thông qua các tiết dạy và các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.

- Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng to lớn đối với các em trong việc bảo vệ môi trường. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường phải làm thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc, mọi nơi.

- Khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở kịp thời và đề nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những học sing có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.

- Nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Nhà trường cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại học sinh. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.

- Nhà trường cũng phải thường xuyên tổ chức cho học sinh đi lao động, dọn dẹp khuôn viên của trường hàng tuần, tránh tình trạng ứ đọng rác, làm cho dịch ruồi, muỗi bùng phát, làm phát sinh dịch bệnh.

2. Những kiến nghị, đề xuất:

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc dạy – học môn giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục cấp THPT (Trang 25 - 26)