+ Đườngrạch da và đánh dấu các mốc vùng mông
- Rạch da vùng mông theo hình sau: rạch da đường nối 2 gai chậu trước trên (trục x), rạch da theo đường giữa gian mông (trục y) vuông góc với trục x tại gốc 0, rạch da nếp dưới lằn mông, rạch da từ gai chậu trước trên đến nếp dưới lằn mông song song với trục y.
Hình 2.6. Đường rạch da vùng mông trên xác và các mốc xác định
* Nguồn: tiêu bản R.476
- Gốc tọa độ (0) là điểm giao giữa đường gian mông (y) với đường đi qua liên gai chậu trước trên ra sau (x). Đo khoảng cách điểm cực trên đường gian mông đến gốc 0, khoảng cách điểm 0 đến đường thẳng đi qua 2 gai chậu trước
trên với bờ ngoài mông, chiều dài đường gian mông, khoảng cách từ điểm ngoài đường liên gai chậu trước trên đến nếp mông dưới bênphải, trái.
Hình 2.7. Các mốc xác định và trục toạ độ trên vùng mông
* Nguồn: tiêu bản R.476
- Rạch da vùng mông theo hình trên, bóc tách da ra khỏi lớp mỡ dưới da, lớp mỡ dưới da vùng mông dày. Tiếp tục bóc tách lớp mỡ dưới da vùng mông, chú ý các điểm thoát ra mạch xuyên. Bóc tách dọc theo bờ ngoài cơ mông lớn, ngay tại vách gian cơ mông lớn và mông nhỡ, chú ý các mạch xuyên vách của nhánh nông động mạch mông trên có thể đi giữa 2 lớp cơ này.
Hình 2.8. Phẫu tích nhánh xuyên vách của nhánh nông động mạch mông trên đi giữa vách gian cơ mông lớn và mông nhỡ
* Nguồn: tiêu bản xác H.546
- Tiếp tục phẫu tích dần theo đường mạch máu giữa vách gian cơ để đi vào lớp giữa dưới cơ mông lớn và mông nhỡ, để lần vào nguyên uỷ động mạch mông trên. Sau khi phẫu tích cơ mông lớn và mông nhỡ, chúng ta vào lớp sâu vùng
mông, xác định cơ hình lê và bó mạch thần kinh mông trên và mông dưới. Tiếp tục phẫu tích nguyên uỷ động mạch mông trên và 2 phân nhánh nông và sâu. Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ, phân nhánh vào cơ mông lớn và cho các nhánh xuyên cơ, xuyên váchđi vào da phần trên của mông, nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé cho các nhánh nuôi cơ vùng sâu này.
Hình 2.9. Phẫu tích nhánh nông lần xuống nguyên uỷ động mạch mông trên
* Nguồn: tiêu bản xác H.546
- Từ các nhánh của phân nhánh nông, chúng tôi phẫu tích lần theo các mạch xuyên cơ và xuyên vách. Riêng nhánh sâu chúng tôi không thấy cho nhánh xuyên nào cả mà chủ yếu là nhánh nuôi cơ.
Hình 2.10. Phẫu tích tìm các mạch xuyên cơ của nhánh nông động mạch mông trên
Hình 2.11. Phẫu tích phân nhánh xuống của nhánh nông tìm được mạch xuyên vách động mạch mông trên
* Nguồn: tiêu bản xác H.546
- Chúng tôi ghi nhận nguyên ủy, sự phân nhánh ĐM mông trên, liên quan các nhánh nông và sâu với các cơ vùng mông, đường đi nhánh nông, sâu. Ghi nhận số lượng các nhánh nông, nhánh nuôi cơ, nhánh xuyên cơ, xuyên vách.
- Đo chiều dài ĐM mông trên, các nhánh nông và sâu; đường kính nguyên uỷ, điểm giữa, điểm tận ĐM mông trên, đường kính các nhánh nông, sâu.
Hình 2.12. Đo chiều dài động mạch mông trên
* Nguồn: tiêu bản xác H.579
- Khảo sát nguồn gốc của từng mạch xuyên, đo chiều dài từ da đến điểm tận bóc tách, chiều dài từ da đến nguyên ủy, đường kính vào da, gốc; loại nhánh xuyên cơ và xuyên vách; hướng đi của mạch xuyên chếch hay vuông góc.
Hình 2.13. Đường đi và nguồn gốc mạch xuyên cơ động mạch mông trên
* Nguồn: tiêu bản xác H.546
Hình 2.14. Hai mạch xuyên vách đi giữa vách gian cơ
* Nguồn: tiêu bản xác R.476
- Xác định vị trí và tọa độ từng mạch xuyên, chúng tôi đo khoảng cách mấu chuyển lớn đến gai chậu sau trên, khoảng cách mấu chuyển lớn đến vùng đỉnh xương cùng, khoảng cách gai chậu sau trên đến vùng đỉnh xương cùng, khoảng cách mấu chuyển lớn đến điểm giữa gai chậu sau trên và vùng đỉnh xương cùng. Dựa vào tam giác này chúng tôi đo toạ độ từng mạch xuyên (x, y), vị trí mạch xuyên ở trên tam giác hay dưới tam giác.
Hình 2.15. Đo toạ độ (x) mạch xuyên ra da của động mạch mông trên
* Nguồn: tiêu bản xác R.476
Hình 2.16. Xác định vị trí 4 mạch xuyên động mạch mông trên thuộc tam giác trên
* Nguồn: tiêu bản xác T. 649