Những hướng dẫn của Kenneth A.Froot, David S Scharfstein và Jeremy C Stei n

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 (Trang 26 - 30)

II. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CU ỘC KHỦNG

3. Những hướng dẫn của Kenneth A.Froot, David S Scharfstein và Jeremy C Stei n

Stein

Trong bài viết “A framework for risk management”, Kenneth A.Froot, David S.

Scharfstein và Jeremy C. Stein còn đưa ra một số hướng dẫn cho các nhà quản lý về

vấn đề quản trị rủi ro. Mặc dù, đây không phải là những vấn đề duy nhất để xem xét

nhưng những gọi ý hữu ích này các nhà quản lý nên chú ý

3.1 Các công ty trong cùng mt ngành công nghip không cn thiết phi áp dng chiến lược phòng ngừa như nhau

Để phát triển một chiến lược quản trị rủi ro chặt chẽ, các công ty phải kết hợp tính

chất của dòng ngân lưu và cơ hội đầu tư. Khi làm điều này, những cố gắng để hài hòa cung và cầu vốn sẽ tạo ra chiến lược quản trị rủi ro phù hợp

3.2 Các công ty có thể hưởng li t qun tr ri ro ngày khi họ không đầu tư lớn vào nhà xưởng và thiết b

Ngoài đầu tư vào các tài sản hữu hình, còn có các khoản đầu tư vào tài sản vô hình

như đầu tư vào nguồn nhân lực, thương hiệu và thị phần.

Trên thực tế, các công ty đang thực hiện các loại hình đầu tư mềm này cần thiết phải

quản trị rủi ro nhiều hơn. Các khoản đầu tư tài sản hữu hình có thể sử dụng chính tài

sản đó để đảm bào cho khoản vay. Các khoản đầu tư mềm thường khó tài trợ hơn.

Nó sẽ không hề dễ dàng cho công ty để huy động vốn từ ngân hàng để tài trợ. Đối

với những công ty có các khoản đầu tư như thế này, tài trợ bằng nguồn nội bộ là hết

sức quan trọng. Kết quả là để hài hòa cung và cầu vốn buộc công ty phải thông qua

quản trị rủi ro.

3.3 Các công ty có cu trúc vn bo th - không n, nhiu tin mt cũng có thể hưởng li t phòng nga

Thoạt đầu, có thể cho rằng một công ty có cấu trúc vốn hoàn hảo nên ít quan tâm tới quản trị rủi ro hơn. Sau cùng, một công ty có thể điều chỉnh một cách dễ dàng để

phải cắt giảm đầu tư và giá trị công ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro đó là hài hòa nguồn cung nội bộ và nhu cầu tài trợ đầu tư sẽ ít cấp

bách hơn trong trường hợp này do nhà quản lý có thể điều chỉnh nguồn cung thiếu hụt thông qua vay mượn. Để đảm bảo chắc chắn, phòng ngừa sẽ không làm tổn hại và cũng không giúp ích gì trong trường hợp này.

Tuy nhiên trong trường hợp này nhà quản lý nên tự hỏi tại sao họ lại chọn cấu trúc

vốn bảo thủ. Nếu câu trả lời là: Thế giới là nơi đầy rẫy nguy hiểm, chúng ta sẽ không

bao giờ biết được chuyện gì sẽ xảy ra với tỷ giá hối đoái hay lãi suất thì họ sẽ cần

phải suy nghĩ nhiều hơn. Những gì họ làm là sử dụng mô hình có đòn bẩy tài chính

thấp thay vì thị trường chứng khoán phái sinh để bảo vệ chống lại rủi ro trong nền

kinh tế luôn thay đổi. Một chiến lược nhiều nợ hơn được thay thế và sau đó phòng

ngừa rủi ro một cách trực tiếp trên thị trường chứng khoán phái sinh. Trên thực tế

xuất hiện một số vấn đề đối với cách tiếp cận thứ hai: Sẽ không có nhiều rủi ro hơn

về khả năng thực hiện các cơ hội đầu tư tốt trong trường hợp duy trì chiến lược ít nợ/không phòng ngừa, tuy nhiên tại một số quốc gia, phần nợ tăng thêm do phòng ngừa cho phép công ty tận dụng lợi tấm chắn thuế từ lãi suất.

3.4 Các công ty đa quốc gia phi tha nhn rng ri ro t giá ảnh hưởng không ch ti dòng ngân lưu mà còn ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư

Một số vấn đề phức tạp có thể xuất hiện đối với các công ty đa quốc gia và có thể

minh họa bằng ví dụ một công ty đang có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Đức để

sản xuất camera. Trong trường hợp 1, nó sẽ bán sản phẩm camera tại Đức, trường hợp 2 sẽ bán sản phẩm tại Mỹ. Trong cả hai trường hợp, hầu hết dòng tiền của công ty đều từ các hoạt động kinh doanh khác tại Mỹ. Nó sẽ phòng ngừa như thế nào với

tỷ giá dollar/mark?

Trường hợp 1: Nếu đồng Dollar mất giá so với đồng Mark, sẽ trở nên đắt hơn (tính

theo Dollar) để xây dựng nhà máy tại Đức. Nhưng điều này không có nghĩa là công ty sẽ xây dựng một nhà máy nhỏ hơn – hoặc là loại bỏ hoàn toàn nhà máy, bởi đồng

bằng đồng Dollar. Nói cách khác, do doanh thu và chi phí của công ty đều tính bằng đồng Mark, nên khi nhà máy vẫn còn hấp dẫn về mặt kinh tế thì nó vẫn còn hấp dẫn

ngay cả khi tỷ giá dollar/mark thay đổi. Điều này đòi hỏi chiến lược phòng ngừa

mạnh mẽ để chống lại sự mất giá của đồng Dollar nhằm đảm bảo công ty có đủ đồng

Mark xây dựng nhà máy.

Trường hợp 2: Trong trường hợp này, công ty sản xuất camera để xuất khẩu trở lại

Mỹ, một sự mất giá của đồng dollar sẽ làm cho việc xây dựng nhà máy ở Đức trở

nên ít hấp dẫn hơn. Chi phí nhân công tính bằng đồng Dollar sẽ cao hơn khi mà đồng

Mark có giá hơn. Vì vậy, sự mất giá của đồng Dollar sẽ làm tăng chi phí xây dựng

nhà máy tính bằng Dollar lên. Tuy nhiên, khi đó thu nhập tính bằng Dollar của nhà

máy nhận đươc lại bị giảm xuống. Kết quả là công ty có thể thu hẹp quy mô đầu tư

lại hoặc loại bỏ hoàn toàn nhà máy khi đồng Dollar mất giá. Giá trị của khoản đầu tư

giảm xuống, do vậy sẽ có ít lý do để thực hiện phòng ngừa hơn trường hợp 1

Dĩ nhiên trong trường hợp này giả định rằng công ty vẫn chưa tiến hành xây dựng

nhà máy. Nếu đã xây dựng thì công ty sẽ phải chắc chắn phòng ngừa những rủi ro

ngắn hạn về sự mất giá đồng Dollar để đảm bảo nguồn vốn luôn sẵn sang để tiếp tục

dự án. Nhưng nếu vẫn chưa tiến hành xây dựng, nó sẽ ít quan trọng hơn để phòng ngừa những rủi ro dài hạn hơn.

3.5 Các công ty nên lưu tâm nhiều hơn tới chiến lược phòng nga ri ro của các đối th cnh tranh

Thông thường các nhà quản lý cho rằng nếu các đối thủ cạnh tranh không phòng

ngừa thì công ty của họ cũng không nhất thiết phải thực hiện phòng ngừa.Tuy nhiên,

có một số tình huống mà có nhiều lý do để công ty thực hiện phòng ngừa ngay cả khi đối thủ không phòng ngừa. Chúng ta hãy trở lại trường hợp công ty sản xuất

camera đang cân nhắc việc xây dựng và bán camera tại Đức. Giả định rằng hiện tại

các đối thủ của họ - là những công ty camera khác có doanh thu hầu hết tính bằng

Nếu đối thủ của họ lựa chọn không phòng ngừa, họ sẽ không ở vị thế mạnh nếu đồng

dollar mất giá. Đây là tình huống mà công ty muốn xây dựng nhà máy – trong khi

điểm yếu của đối thủ làm giảm khả năng ngành công nghiệp dư thừa công suất, điều

này làm cho việc đầu tư ở Đức trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy, công ty nên phòng ngừa

để đảm bảo đủ tiền mặt để đầu tư.

Đây là trường hợp khác thể hiện rõ rằng bản chất của cơ hội đầu tư sẽảnh hưởng tới chiến lược quản trị rủi ro. Trong trường hợp này, cơ hội đầu tư của công ty phụ

thuộc vào cấu trúc tổng thể của ngành công nghiệp và sức mạnh tài chính của đối thủ

cạnh tranh. Vì vậy, những yếu tố để xây dựng chiến lược cạnh tranh cũng nên được

sử dụng để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro.

3.6 Vic la chn sn phm phái sinh c th không chỉ đơn giản là trao quyn cho chuyên gia tài chính ca công ty

Rất đúng khi cho rằng về phương diện kỹ thuật các giao dịch phái sinh tốt nhất là do

các nhân viên tài chính thực hiện, nhưng để lựa chọn các công cụ tài chính nào để

thực hiện quản trị rủi ro thì chưa chắc chuyên viên tài chính đã thực hiện được. Bởi

vì lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro phải dựa trên cơ hội đầu tư tốt và hài hòa với

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Gabriele Sabato, Financial Crisis: Where did risk management fail?

- Kenneth A. Froot, David S. Scharfstein and Jeremy C. Stein, A framework for risk

management

- Michael McAleer, Juan-Angel Jimenez-Martin and Teodosio Perez-Amaral (2009),

Optimal risk management before, during and after the 2008-09 financial crisis

- Basel Committee on Banking Supervision, (2009), Proposed enhancements to the

Basel II framework, Consultative Document, BIS, Basel, Switzerland.

- McAleer, M., J.-Á. Jiménez-Martin and T. Pérez-Amaral (2009a), A decision rule to

minimize daily capital charges in forecasting value-at-risk, to appear in Journal of Forecasting

- McAleer, M., J.-Á. Jiménez-Martin and T. Pérez-Amaral (2009b), Has the Basel II

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)