Chính sách tỷ giá:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê (Trang 27 - 29)

6. Nghiên cứu mở rộng ở Việt Nam

6.3.Chính sách tỷ giá:

Kể từ năm 1999, NHNN VN áp dụng chế độ tỷ giá neo vào đồng USD với mức giảm giá từ 1 - 2% mỗi năm (chủ yếu để xử lý chênh lệch lạm phát hàng năm giữa hai nền kinh tế) hướng tới mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái. Trong hai năm 2006 - 2007, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng đều đặn, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng từ gần 15.900VND/US D lên xấp xỉ 16.200 VND/US D, tương đương 1,9%. Bốn tháng đầu năm 2008, tỷ giá sụt giảm trên 150VND/USD, từ 16.100 trong tháng 1/2008 xuống 15.959 vào tháng 4/2008. Đảo chiều bất ngờ của tỷ giá trong hai tháng tiếp theo gây nhiều náo loạn trên thị trường ngoại hố i. Trở lại mức 16.000 VN D/USD trong tháng 5/2008, tỷ giá tăng thêm 300 VND/USD ở thán g kế tiếp. Tốc độ tăng gần tới 2% trong một thán g. Thực tế, chính sách tỷ giá VND/USD của Việt Nam được duy trì trong một dải băng hẹp. Sự gia tăng trong dòng vốn ngoại đã buộc NHNN mua vào ngoại tệ để duy trì một chính sách tỷ giá cố định nhằm có lợ i cho xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2007, NHNN đã chi ra 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, các chính sách vô hiệu hoá lại không có sự quan tâm đúng mức, và do vậy tiền trong lưu thông không được hút về. Lượng tiền mặt dư thừa này đã không được trung hòa kịp thời cùng với việc giá nguyên liệu tăng mạnh khiến cho lạm phát bùng lên.

Đ ối với Việt Nam, việc giữ ổn định tỷ giá trong giai đoạn 2005 – 2007 không những không giúp kiểm s oát lạm phát mà còn góp phần gây ra áp lực tăng lạ m phát do

việc NHNN phải chi tiền đồng ra để mua ngoại tệ. Rõ ràng , việc hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra những thách thức mới đối với NHNN nói chu ng và chính s ách tỷ giá nói riêng. Đ ây chính là dấu hiệu cho thấy Việt Na m phải đối mặt với bộ ba bất khả thi.

Mục tiêu của chính s ách tỷ giá hiện nay của Việt Nam là cơ chế tỷ giá linh hoạt có s ự quản lý, được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có s ự điều tiết của Nhà nước, thông qua các công cụ tỷ giá bình quân liên ngân hàng và b iên độ tỷ giá. NHNN điều tiết thị trường, đưa ra các biện pháp điều hòa thị trường thích hợp, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ và tác động của biến động tỷ giá trên thị trường ngoài nước. Mặt khác, với cơ chế tỷ giá hiện tại, N HN N có thể thông qua công cụ can thiệp ngoại tệ để góp phần hạn chế việc s ử dụng ngoại tệ cho các mục đích không thiết yếu, từ đó góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Tron g điều kiện nền kinh tế nhỏ của Việt Na m đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, đã tự do hóa tài khoản vãng lai và đang từng bước tự do hóa tài khoản vốn, chính s ách tỷ giá phù hợp với Việt Na m trong điều kiện hiện nay là một cơ chế điều hành tỷ giá đảm bảo sự linh hoạt để cân bằng cung cầu ngoại tệ, từ đó duy trì ổn định một cách tương đối tỷ giá, góp phần bảo đảm s ự ổn định kinh tế vĩ mô, hài hòa lợi ích các chủ thể trong nền kinh tế và s ự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế.

Việc vừa giữ tỷ giá tương đối ổn định, đồng thời vẫn tự chủ trong chính sách tiền tệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế qu ốc tế là bài toán hóc búa với những nhà quản lý chính s ách tiền tệ của các nước nói chu ng cũng như Việt Nam n ói riêng. Do vậy, để đảm bảo các mục tiêu chung, sự phối hợp hiệu quả giữa công tác điều hành tỷ giá và các công cụ của chính sách tiền tệ cần được đặc biệt coi trọng.

.000 .100 .200 .300 .400 .500 .600

27 Biểu đồ trên thể hiện độ dài điều chỉnh-ngụ ý bộ ba b ất khả thi của Việt Nam. Dựa theo số liệu tính toán của Chinn và Ito cho thấy khoảng cách giữa các năm là rất lớn và có phần gia tăng trong những năm gần đây khoảng 0.5 năm 2012. Điều này cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế của Việt Nam rất bất ổn.

Xét trong các mẫu hình ch ính sách:

Hong Kong TQ Mỹ Trun g hòa Kiểu CS VN

1996 0.97 0.54 1.21 0.48 Trung h òa 1997 1.09 0.79 1.02 0.53 Trung h òa 1998 1.02 0.41 1.31 0.56 TQ 1999 1.11 0.31 1.28 0.57 TQ 2000 1.17 0.39 1.08 0.48 TQ 2001 1.10 0.46 1.16 0.51 TQ 2002 0.93 0.66 1.35 0.61 Trung h òa 2003 0.92 0.68 1.36 0.62 Trung h òa 2004 0.88 0.80 1.41 0.69 Trung h òa 2005 0.98 0.51 1.39 0.62 TQ 2006 1.04 0.41 1.36 0.61 TQ 2007 1.14 0.28 1.33 0.61 TQ 2008 1.09 0.72 0.80 0.34 Trung h òa 2009 1.11 0.79 0.77 0.38 Trung h òa 2010 0.92 0.86 0.93 0.39 Trung h òa 2011 1.06 0.97 0.82 0.50 Trung h òa 2012 0.78 0.64 1.27 0.45 Trung h òa

Qua số liệu tính toán khoảng cách của chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể của Việt Na m s o với bốn mẫu hình chính sách, cho thấy rằng từ năm 1996 đến 2012 mẫu hình gần với Việt Na m nhất là kiểu Trun g hòa với mức độ vừa phải của các chính s ách, điều này góp phần giải thích tại sao mức độ bất ổn trong chính sách của Việt Nam lại cao trong thời gian qua. Kế đến là kiểu Trung Quốc với sự ổn định tỷ giá và độc lâp tiền tệ trong những năm 1998-01 và 2005-07.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê (Trang 27 - 29)