II. GIẢI PHÁP CHOVAY VỐN.
4. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để mở rộng cho vay.
Lãi suất được coi là “giá cả” của việc sử dụng vốn cho vay. Trên cơ sở lãi suất thoả thuận, ngân hàng phải tính toán một cách phù hợp cho “giá cả” đầu ra và giá cả đầu vào đảm bảo lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Ở đây nhấn mạnh đến vấn đề về sự phù hợp của lãi suất cho vay đối với thị trường. Thực chất lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở lãi suất đầu vào bình quân và các chi phí hoạt động ngân hàng. Mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra cần phải tinh toán đến tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Đương nhiên, một huyện tương đối phát triển như Yên Lạc thì thực trạng mặt bằng lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn lãi suất khu vực thành thị là một trở ngại lớn cho việc mở rộng tín dụng.
Giải pháp lãi suất đối với ngân hàng là: Một mặt vẫn tìm cách hạ thấp chi chí hoạt động nhưng phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, mặt khác cần phải đa dang hóa các mức lãi suất huy động và các loại hình huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ để có lãi suất đầu vào bình quân thấp. Và việc thay đổi lãi suất nên có kế hoạch và thời điểm thích hợp.
Với lĩnh vực kinh tế hộ nông nghiệp, do xuất phát điểm thực tế lãi suất cho vay bình quân khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, mặt khác chưa có cơ sở khuyến khích lãi suất đã tạo ra tâm lý thiếu gắn bó giữa ngân hàng và hộ vay vốn. Dù hộ vay lần đầu hay đã vay nhiều lần và thực hiện nghĩa vụ sòng phẳng có uy tín thì đều áp dụng cơ chế lãi suất như nhau.
Do vậy với kinh tế hộ cần có cơ chế lãi suất cho vay phân biệt cụ thể như sau:
+ Hộ vay lần đầu có thể áp dụng lãi thoả thuận tại thời điểm vay.
+ Hộ vay vốn đã vay và trả sòng phẳng từ lần thứ ba trở đi thì có lãi suất khuyến khích.
+ Hộ vay vốn có tính chất thường xuyên, khách hàng truyền thống thì ngân hàng nên có mức lãi suất khuyến khích cao.