Phát triển và triển khai sản phẩm

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty teakwang vina (Trang 34 - 41)

a.

Giai đoạn PAMM

Để phản hồi với nhà máy đặt tại nước ngoài trong quá trình phát triển sản phẩm. Trung tâm tạo mẫu tại Hàn Quốc (PCC) muốn nhà máy sản xuất tham gia vào quá trình phát triển mẫu ngay tại giai đoạn này mục đích là:

• Tìm ra những vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình phát triển mẫu

• Nhà máy có thể nắm bắt được vấn đề trước khi chính thức khai triển mẫu • Cùng với PCC tìm ra những vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra, biết được kỹ thuật

mới, quy trình, vật liệu… đặc điểm cốt lõi của sản phẩm

• Tham gia ngay bước đầu để tìm cách giảm thời gian triển khai mẫu

Ở mỗi giai đoạn phát triển mẫu, PCC sẽ gửi thùng kỹ thuật (Techpackage T/P) cho nhà máy sản xuất

T/P là là bộ mẫu gồm cách hướng dẫn và chỉ dẫn làm thế nào tao ra sản phẩm giày. T/P được trung tâm tạo mẫu gửi cho nhà máy sản xuất

b. Giai đoạn RLF

RLF T/P được T2 gửi qua VT, khoa ISM sẽ nhận T/P gồm những thứ sau đây • Giày tham khảo đã được Nike bên Korea ký (0.5 chiếc)

• Giày tham khảo đã được nhận viên thiết kế mũ giày ký (0.5 chiếc) • Mũ giày tham khảo đã được Nike bên Korea ký (0.5 chiếc)

• Mũ giày tham khảo được may nửa chiếc • 5 đôi chi tiết mũ giày

• 5 đôi chi tiết đế giày

• Rập mũ giày được cắt bằng giấy • Bản vẽ thiết kế mũ giày

• Bản vẽ thiết kế đế giày

Công việc chính của giai đoạn này như sau:

• Họp mở T/P với Nike và các khoa liên quan • Tiến hành may mẫu thử

• Tiến hành dán đế thử • Tiến hành làm giày thử

• Họp làm mẫu, phản hồi các vấn đề tới Nike

c. Giai đoạn GTM

Ở giai đoạn này, sau khi hàng GTM được xuất đợt 1 cũng là lúc nhà máy phải gửi phản hồi cho Nike về những vấn đề cần được cải tiến. T2 cũng sẽ gửi T/P cho VT gồm những thứ sau đây

• Giày tham khảo đã được Nike bên Korea ký (0.5 chiếc)

• Giày tham khảo đã được nhận viên thiết kế mũ giày ký (0.5 chiếc) • Mũ giày tham khảo đã được Nike bên Korea ký (0.5 chiếc)

• Mũ giày tham khảo được may nửa chiếc • 5 đôi chi tiết mũ giày (có thể không gửi) • 5 đôi chi tiết đế giày (có thể không gửi) • Rập mũ giày được cắt bằng giấy

• Bản vẽ thiết kế mũ giày • Bản vẽ thiết kế đế giày

• PFC tham khảo gồm quy trình may và quy trình keo • Bản danh sách kiểm tra GTM T/P

Công việc chính của giai đoạn này như sau:

• Họp mở T/P với Nike và các khoa liên quan

• Họp xem xét lại các vấn đề trong quá trình sản xuất hàng GTM • Làm báo cáo GTM phản hồi các vấn đề tới Nike

d. Giai đoạn RFC

-Giai đoạn này được tiến hành tại T2 PCC ỏ Hàn Quốc

-PCC sẽ tiến hành làm mẫu cỡ chuẩn (MST: Model Size Trial) với những size chuẩn được Nike quy định như sau

• Men size 9

• GS (Grade school) size 3T • PS (Pre school) size 12

• TD (Toddler) size 5

Sau khi làm mẫu Nike PE có thể quyết định đậu hãy rớt. Nếu mẫu bị rớt PM sẽ lên kế hoạch làm lại và thông báo cho Nike, thông báo kế hoạch làm mẫu được gửi hàng tuần, nếu đậu Nike PE sẽ gửi các file rập mũ giày (pattern) lên mạng PCM. PCC sẽ đo kết quả IDS và gửi giày cho Nike CE kiểm tra sau 24 giờ, kết quả keo sẽ được Nike CE xác nhận và kết quả IDS sau đó sẽ được ghi trên trang chính của PFC như là tiêu chuẩn. PE sẽ kiểm tra lại file pattern một lần nữa và ký trên từng miếng pattern sau đó sẽ được gửi cho nhà máy

e. Giai đoạn MST

-Đây là giai đoạn bắt đầu triển khai mẫu tại nhà máy -Khoa ISM nhận T/P từ T2 PCC

-Kiểm tra T/P, báo cho Nike và mở cuộc họp mở T/P -Những chi tiết sau đây bắt buộc phải có ở T/P

• Bản báo cáo gửi từ Nike PE bên PCC (có thể gửi bằng mail) • Bản chi tiết vật liệu (BOM)

• ½ chiếc giày ký RFC do Nike ký

• ½ chiếc giày ký tham khảo do PCC PE ký • ½ chiếc mũ giày ký RFC do Nike ký

• ½ chiếc mũ giày tham khảo được may một nửa để tham khảo • Chi tiết cắt vật liệu của mũ giày

• Rập giày đã được cắt và ký tên do PE • Bản vẽ thiết kế mũ giày

• Bản vẽ các chi tiết ép cao tần (HF), ép nổi (Molding) • Film thêu

• Bản PFC gốc • Thông tin IDS

• 10 đôi chi tiết mũ giày • Bản danh mục T/P

• Bản danh mục kiễm tra làm mẫu tại PCC do PM ký nhận (Criteria list)

-Trong trường hợp nếu mã hàng là mức độ A,B,C (đế mới) thì cần thêm những chi tiết sau • Bản vẽ thành phẩm đế giày • Khuôn ép của chuẩn bị (stockfit) • Khuôn vẽ và ép của thành hình (lasting) • 10 đôi đế • 1 đôi đế dán rồi • Khuôn đo của

thành hình

-Tiến hành may mẫu mũ giày -Tiến hành làm mẫu đế giày -Tiến hành làm mẫu giày

-Khi tiến hành làm mẫu những chi tiết sau đây cần phải có • MST PFC

• Báo cáo làm mẫu tại PCC • Giày xác nhận RFC

• Bảng chi tiết vật liệu (Color Swatch) • Bản quy cách vật liệu (BOM)

• 10 đôi mũ giày may tại nhà máy • 10 đôi đế giày đã dán

-Cuộc họp làm mẫu sẽ được tiến hành ngay sau khi làm mẫu gồm Nike và các khoa có liên quan như mold, lab, QA, khoa sản xuất…

-PM sẽ làm báo cáo phản ánh các vấn đề trong quá trình làm mẫu tới Nike -Kiểm tra IDS sau 24 giờ

-Gửi giày xuống phòng Lab để kiểm tra quy trình keo

-Các vấn đề cần được giải quyết trước khi bước sang giai đoạn kế tiếp

-Dựa vào kết quả IDS và bonding cùng các vấn đề xảy ra trong quá tri2ng làm mẫu, Nike sẽ viết mail xác nhận trial

f. Giai đoạn EXT

Đây là cơ hội để Nike và nhà máy kiểm tra lại độ khớp nhau giữa mũ giày và đế giày trong quá trình grading

Công việc chính của giai đoạn này như sau

-Nhóm pattern tiến hành grading pattern, chuẩn bị pattern và đặt dao cắt. thông số sẽ được gửi cho nhóm PFC để tiến hành làm PFC cho EXT và FSR và gửi cho T2 PCC để làm khuôn HF và molding

-Nhóm đế chuẩn bị đế, đặt khuôn ép và dụng cụ -Nhóm PFC tiến hành làm EXT PFC

-Nhóm chuẩn bị làm mẫu nhận vật liệu từ khoa vật liệu -Tiến hành cắt và chuẩn bị mũ giày

-Tiến hành chuẩn bị đế giày

Các số extreme size sẽ làm mẫu theo quy định của Nike như sau • Men Size 6, 9, 12, 15

• Women size 5, 7, 9, 12 • GS size 3T, 5, 7

• PS size 10TC, 12C, 13C,1Y,3Y • TD size 3C, 5C, 7C, 9C

Cũng như MST, những thứ cần chuẩn bị cho làm mẫu cũng giống như thế, nhóm chuẩn bị làm mẫu sẽ chuẩn bị 3 đôi mũ giày cho mỗi số, 1 đôi sẽ được đưa cho nhóm đế để làm khuôn đo và 2 đôi còn lại sẽ được làm mẫu

-Họp làm mẫu sẽ tiến hành sau khi kết thúc trial

-Các vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận và tìm biện pháp giải quyết -PM sẽ làm báo cáo phản hồi tới Nike

-Sau 24 giờ IDS sẽ được kiểm tra

-Gửi 1 đôi giày cho phòng Lab kiểm tra quy trình keo -Nhóm PFC sẽ kiểm tra quy cách dây hộp với Nike -Nike sẽ gửi mail xác nhận kết quả trial

g. Giai đạon FSR

*. Làm mẫu dán đế (Stockfit trial)

-Quy trình dán đế thử được yêu cầu đối với những mã hàng có sử dụng loại đế mới. Quá trình dán đế thử được thực hiện bởi Nike TE cùng với sự tham gia của ME, CE và

những chuyên gia và nhân viên liên quan của nhà máy ngay sau khi nhận được bộ khuôn “A”. Quá trình dán đế thử là cơ hội cho Nike và phía nhà máy kiểm tra và xác nhận:

- Công đoạn dán đế với PFC - Độ khít giữa đế giữa và đế ngoài - Quy trình keo cho việc dán đế - Kỹ thuật dán giữa các chi tiết - Pad ép

-Sau khi dán đế xong, một cuộc họp sẽ được chủ trì bởi Nike gồm TE, ME, CE và nhà máy để thảo luận những vấn đề nảy sinh trong quá trình thử mẫu. Nếu những chi tiết này được chấp nhận chúng ta sẽ dùng chúng cho việc làm giày mẫu (Assembly trial). *. Làm mẫu dán giày

-Giai đoạn làm giày thử FSR là giai đoạn cuối cùng để Nike và nhà máy đánh giá toàn bộ lại tất cả các công đoạn như rập mũ giày, khuôn đế, và các công đoạn khác để sẳn sàng cho sản xuất đại trà.

-Nhóm chuẩn bị làm mẫu sẽ chuẩn bi 3 đôi cho toàn size, 1 đôi dùng làm khuôn đo và đôi còn lại để làm mẫu

-Những yêu cầu trước khi làm FSR trial là: - Báo cáo ESR trial feedback

- FSR PFC

- Giày Prod CFM shoe

- Bản quy cách vật liệu đã được xác nhân (MBOM) - Bản vẽ rập mũ giày của tất cả sizes FSR

- Bản vẽ và gauge định vị của đế giữa và đế ngoài

- Bản kiểm tra chi tiết làm thử FSR của các công đoạn như may, chế tạo, stockfit…

Những điểm cần kiểm tra ở giai đoạn FSR

- Định vị may, mài lạng, thêu và công đoạn gắn miếng gia cố trong PFC - Mẫu giày vào last và đường vẽ gauge định vị

- Độ căng trên lasted upper

- Đường may Bô li sư có đúng vị trí như PFC hướng dẫn không? - Đế có khít với upper không?

- Điểm mài lạng ( đối với da thuộc)

- Quy trình keo và các quy trình liên quan đến hóa chất - Vật liệu của mũ giày phải có MCS

- Pad ép phù hợp chưa?

- IDS ( chiều dài trong giày phải được xác nhận) - MQAA

-Khi làm FSR xong thì sẽ có một cuộc họp được chủ trì bởi Nike ME với sự tham gia của TE, CE, PE và nhà máy để thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề nếu có phát sinh trong quá trình làm giày FSR. Sau đi làm trial xong, giày sẽ mang đi đo IDS và kiểm tra keo sau 24 giờ. Sau khi có đầy đủ kết quả Nike ME sẽ quyết định trial đạt or rớt. Báo cáo trial cũng sẽ được gởi lên mạng Nike .

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty teakwang vina (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w