Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thay đổi mô hình tăng trưởng (Trang 28 - 29)

Một là, cải thiện môi trường kinh doanh: Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, ổn

định, bình đẳng và minh bạch. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đánh giá cao kết quả của nỗ lực ấy. Tuy nhiên, phải coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Trong thời gian tới, cũng với việc hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường, cần tập trung vào việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính, những yếu tố hiện nay dẫn tơi tăng chi phí hoạt động hoặc làm nản lòng các nhà đầu tư.

Hai là, đẩy mạnh phòng và chống tệ nạn tham nhũng:. Tệ tham nhũng đã làm

ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Việc phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa và của toàn dân.

Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ

phòng và chống nhũng, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, chú trọng

các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, Thực hiện chế độ công khai, minh

bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ

đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách Nhà nước, huy động đóng góp từ nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công,….

Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng. Hoàn thiên các quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra tham nhũng. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ

những người tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Kỷ luật nghiêm những người bao che, cố tình ngăn cản việc chóng tham nhũng.

Ba là, thúc đầy đổi mới công nghệ: Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, trình độ công nghệ được xem như là một yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đo đó, cần phải có giải pháp đồng bộ tăng cường tiềm lực khoa học – công nghệ cho nền kinh tế.

Bốn là, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Sức mạnh của nền kinh tế được tạo thành từ chính hệ thống doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao năng lực canh tranh quốc gia cần phải xây dựng nền tảng từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

c. Tăng cường đầu tư theo chiều sâu đối với các yếu tố nguồn lực làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Một phần của tài liệu Thay đổi mô hình tăng trưởng (Trang 28 - 29)