Cây Giá (E agallocha)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của lá cây Giá (Excoecaria agallocha L.) và cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) (Trang 44 - 46)

Tên khoa học : Excoecaria agallocha L. (1759)

Tên Việt Nam : Giá, Giá mủ, Trà mủ, Chá, Mù mắt

Chi : Giá(Excoecaria)

Họ : Thầu dầu(Euphorbiaceae)

I.2.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật

Cây Giá (E. agallocha) còn gọi với tên kh c như Giá, Giá mủ, Trà mủ, Chá, Mù mắt... là những cây gỗ nhỡ, có thể cao đến 10-20 m, toàn thân có nhựa mủ trắng; vỏ thân màu nâu xám, cành non có nhiều bì khổng, không có lông. L đơn, mọc cách, có lá kèm; lá kèm hình trứng, dài cỡ 2 mm, sớm rụng. Phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, cỡ 5-10 × 3-5 cm, dày và bóng như da; mép l nguyên, gốc tù hoặc cụt, thường có hai tuyến ở sát với cuống lá, chóp lá nhọn; cuống lá dài 1-2,5 cm; gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 5-7 đôi. Cây đơn tính kh c gốc. Cụm hoa hình bông, dài hoặc chùy ở nách lá. Cụm hoa đực dài 3-4,5 cm, cụm hoa c i thường ngắn

hơn. Mỗi hoa đực có một lá bắc, lá bắc hình trứng rộng, dài 2 mm, có hai tuyến ở gốc phía trong; đài thường hình kim, dài cỡ 1,2 mm; nhị thường dài hơn đài. Hoa c i cũng có l bắc như hoa đực, cuống hoa thường dài hơn, cỡ 5 mm khi thành quả; đài hình trứng rộng hoặc tam giác, dài cỡ 1-1,4 mm, hơi dính nhau ở gốc; bầu hình trứng, vòi nhụy ba, hơi cuốn ra phía ngoài. Quả nang hình cầu, hơi có ba thùy, đường kính cỡ 1 cm; hạt hình cầu, cỡ 4 mm [87].

I.2.1.2. Đặc điểm phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Trên thế giới loài này có mặt từ miền Nam Ấn Độ, Srilanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaysia. Về phía Bắc còn tìm thấy ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, xuống phía Nam xuất hiện ở miền Bắc nước Úc và khu vực Th i Bình Dương.

Thu hái và chế biến: Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá. Mủ có thể dùng chữa loét mãn tính [87].

I.2.1.3. Công dụng và tính vị

Ở Việt Nam: Cây Giá có tên gọi khác là Trà mủ, là cây ngập mặn, phân bố ở những vùng dọc bờ biển nước ta. Cây Giá chủ yếu dùng để lấy gỗ, ngoài ra mủ có thể dùng chữa loét mãn tính (có nơi dùng với nhựa Sui để tẩm tên độc), lá dùng sắc uống chữa động kinh và giã tươi chữa viêm loét. Dịch lá nấu với dầu dùng xoa đắp trị thấp khớp, phong cùi và tê liệt. Rễ ít độc hơn các phần của cây trên mặt đất, giã lẫn với gừng, dùng làm thuốc chườm trị sưng chân tay [87]. Hạt phơi nắng có thể chế dầu dùng trị ghẻ. Gỗ trắng, có quầng rõ, khi già đốt có mùi thơm trầm. Khói gỗ có thể dùng trị bệnh phong cùi [88].

Trên thế giới: Trên thế giới người dân Philippine dùng nhựa để chữa trị mụn nhọt, dùng dầu cất từ gỗ hoặc nhựa mủ làm thuốc bôi ngoài da, rễ dùng giã nhỏ cùng củ gừng đắp ngoài để chữa sưng đau c c chi [89]. Ở Papua New Guinea người ta dùng rễ cây Giá làm thuốc chữa sảy thai, còn người dân Thái Lan dùng nhựa như một loại thuốc tẩy giun sán và gây nôn mửa [87, 90]. Theo các tài liệu của Ấn Độ, dịch chiết từ cây hoặc nhựa được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm thấp khớp, bệnh phong. Nước sắc từ lá dùng chữa trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt và chứng động kinh, vỏ thân dùng làm thuốc gây nôn, rễ dùng làm thuốc xoa bóp, đắp chữa các chỗ sưng đau do đòn ngã ở tay, chân [87, 90].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của lá cây Giá (Excoecaria agallocha L.) và cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)