TIẾN TRÌN H KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA 11 (Trang 55)

I. TIẾN TRÌNH

1. Chuẩn bị

- Chuẩn bị tài liệu học tập trong các chương bài liên quan.

- Chuẩn bị nội dung giảng dạy cho nhóm đối tượng thực nghiệm.

2. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc kiểm tra và đánh giá.

- Đã sử dụng loại câu hỏi này trong việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm khách quan.

3. Thực nghiệm sư phạm

a) Mục đích

-Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thực tế, thiết thực và đảm bảo yêu cầu đầy đủ kiến thức theo chuẩn cho học sinh khối 11 ở trường THPT.

- Xác nhận sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi cho việc xây dựng niềm tin học tập cho học sinh ở trường THPT.

- So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng, từ đó khẳng định tính thực tiễn của đề tài.

b) Phương pháp

+ Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm.

+ Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch đã định. + Thu thập thông tin, xử lý số liệu thực nghiệm.

c) Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng : Học sinh lớp 11C1; 11C5 năm học 2018-2019 ở trường THPT Hàm Thuận Bắc

- Địa bàn thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm tại lớp 11C3;11C4 ở năm học 2018 - 2019 của trường THPT Hàm Thuận Bắc.

d) Tiến hành thực nghiệm

-Thực hiện giảng dạy : Nhóm đối chứng dạy bình thường như trước thực nghiệm.

Đối với nhóm thực nghiệm, giáo viên chuẩn bị và thực hiện giảng dạy theo nội dung và phương pháp đã đề xuất.

- Thực hiện kiểm tra đánh giá. +Thực hiện kiểm tra đánh giá. + Chấm bài kiểm tra.

+ Thống kê và sắp xếp kết quả học tập bộ môn theo 4 nhóm: * Giỏi : Gồm các điểm 8,0 đến 10.

* Khá : Gồm các điểm 6,5 đến 7,9.

* Trung bình : Gồm các điểm 5,0 đến 6,4. * Yếu, kém : Gồm các điểm 0,0 đến 4,9.

e) Kết quả

Lần LỚP 11 Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 11C1,11C5 6 9 6 9 32 47,7 23 34,3

2 11C1,11C5 4 6 9 13,4 32 47,7 22 32,9

11C3,11C4 5 7,2 13 18,8 43 62,4 8 11,6

HKI 11C1,11C5 1 1,5 9 13,4 35 52.2 22 32,9

11C3,11C4 3 4,3 12 17,4 34 49,3 20 29

* Nhận xét:

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và qua thực tế giảng dạy có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Học sinh nắm được kiến thức bộ môn hóa học.

+ Học sinh hứng thú hơn trong quá trình học, rất ít trường hợp thiếu tập trung trong các tiết học, đa số các em thấy vui và lạc quan khi tham gia nghiên cứu bài học.

+ Như vậy phương án thực nghiệm đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã, gây được không khí hào hứng trong quá trình nhận thức.

4. Khả năng áp dụng

Theo kết quả thì phương pháp này giúp đỡ các em học sinh học tập tốt hơn, giải nhiều câu hỏi hơn và yêu thích học tập bộ môn.

Tiếp tục công bố và hướng dẫn học sinh kinh nghiệm chuẩn bị tư liệu học tập cho bản thân.

5. Lợi ích kinh tế - xã hội

Thực trạng hiện nay, việc xây dựng và tổng hợp của đề tài góp phần là một trong những phương pháp hiệu quả giúp học sinh nhiều hứng thú, tích cực thay đổi, yêu thích học hóa học đây là phương pháp học tập tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

II. KẾT LUẬN

1. Đã hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu.

2. Đã xây dựng được hệ thống câu hỏi theo từng bài cụ thể.

3. Đã tiến hành giúp đỡ các em phát huy năng lực bản thân.

4. Đã kiểm tra đánh giá kết quả của nhóm thực nghiệm, có nhiều tiến bộ hơn nhóm đối tượng ( kết quả học tập tốt hơn, yêu thích bộ môn hơn).

5. Học sinh khối 11 của trường đã thể hiện niềm yêu thích học tập môn Hóa thông qua kết quả học tập bộ môn.

Đề tài có tính xác thực, có thể được áp dụng cho việc ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia.

Hệ thống câu hỏi theo bài học đã góp phần giúp các em học sinh thích thú với môn học, tránh sự nhàm chán và khô khan khi tìm hiểu lý thuyết. Qua đó xây dựng niềm tin yêu vào cuộc sống, rèn luyện được nhiều kỹ năng quan sát, giải thích, mở rộng, khả năng sáng tạo, đồng thời để kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũng như giáo dục rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong làm việc sáng tạo.

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã góp một phần tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo và vận dụng. Việc nghiên cứu thực nghiệm sư phạm chỉ thực hiện trên một vài lớp 11 đang giảng dạy trong năm học 2018-2019 bước đầu mang lại hiệu quả. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, đề tài này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, mở rộng đề tài cho học sinh khối 10 để góp phần giúp các em học sinh yêu thích bộ môn Hóa học ngay khi bước vào cấp trung học phổ thông, cung cấp thêm nguồn tư liệu để các em ôn tập tốt hơn, tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tập bộ môn Hóa học nói riêng.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn hoan, Lê Chí Kiên (2016), Hóa học 11( Song ngữ Việt – Anh), Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền ( 2007),Bài tập Hóa học 11, Nxb Giáo dục.

3. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2007), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.

4. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2007),Bài tập Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.

5. Hoàng Nhâm, Nguyễn Quốc Tín biên dịch, Tự điển Bách khoa nhà hóa học trẻ tuổi (1990), Nxb Giáo dục Hà Nội.

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ………….………...1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ………..1 1. Lý do chọn đề tài….. ……….1 2. Mục đích của đề tài………...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……….1

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………2

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ………....2

1. Cơ sở lí luận và thực tiễn ………....2

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian thực hiện đề tài ………....2

B. PHẦN NỘI DUNG ………..3

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ CÂU HỎI ………...3

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI………3

CHƯƠNG 2: NHÓM NITƠ – PHOTPHO………18

CHƯƠNG 3. CACBON – SILIC………42

C. TIẾN TRÌNH - KẾT LUẬN………56

I. TIẾN TRÌNH ………56

1. Chuẩn bị ………...56

2. Sử dụng câu hỏi thực tiễn trong việc kiểm tra và đánh giá………..56

3. Thực nghiệm sư phạm ……….57

4. Khả năng áp dụng ………57

5. Lợi ích kinh tế - xã hội . ……….58

II. KẾT LUẬN ……….58

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA 11 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w