Câu 8: Một đầu máy xe lửa có khối lượng 100 tấn chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v1 = 1,5m/s đểghép vào một đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa 20 tấn đang đứng yên trên đường ray. Giả sử sau va chạm đầu tàu được gắn với các toa, bỏ qua mọi ma sát. Hỏi sau va chạm, vận tốc của đoàn tàu có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,2 m/s. B. 0,75 m/s. C. 1 m/s. D. 0,5 m/s.
Câu 9: Vật m = 100 g rơi từ độ cao h lên một lò xo nhẹ (đặt thẳng đứng) có độ cứng k = 80 N/m. Biết lực nén
cực đại của lò xo lên sàn là 10 N, chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Coi va chạm giữa m và lò xo là hoàn toàn mềm. Tính h.
A. 70 cm. B. 50 cm. C. 60 cm. D. 40 cm.
Câu 10: Bắn một viên đạn có khối lượng m = 15g với vận tốc cần xác định vào
một túi cát được treo nằm yên có khối lượng M = 1,8kg, đạn mắc lại trong túi cát và chuyền động cùng với túi cát. Sau va chạm, túi cát được nâng lên đến độ cao 0,5 m so với vị trí cân bằng ban đầu. Hãy tìm vận tốc của đạn (túi cát được coi là con lắc thử đạn vì nó cho phép xác định vận tốc của đạn)
A. 145,39 m/s. B. 382,36 m/s. C. 253,45 m/s. D. 543,78 m/s. C. 253,45 m/s. D. 543,78 m/s.
Câu 11: Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v2 = 36km/h. Vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn là
A. 4,95 m/s. B. 15 m/s. C. 14,85 m/s. D. 4,5 m/s.
Câu 12: Hai viên bi có khối lượng m1 = 50 g và m2 = 80 g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 2m/s.
A. 1 m/s B. 2,5 m/s. C. 3 m/s. D. 2m/s.
Câu 13: Xét một hệ gồm hai vật va chạm vào nhau theo phương thẳng đứng thì đại lượng vật lí nào sau đây
được bảo toàn?
41
Câu 14: Một búa máy có khối lượng M = 400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất đóng vào một cọc có
khối lượng m2 = 100 kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5 cm. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8 m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của đất.
A. 628450 N. B. 250450 N. C. 318500 N. D. 154360 N.
Câu 15: Một viên đạn khối lượng m = 10g bắn đi theo phương ngang với vận tốc v0 va chạm mềm với khối gỗ khối lượng M = 1kg treo đầu sợi dây nhẹ cân bằng thẳng đứng. Sau va chạm khối gỗ chứa đạn nâng lên độ cao cực đại h = 0,8m so với vị trí cân bằng ban đầu, lấy g = 9,8m/s2. Tỉ lệ phần trăm động năng ban đầu đã chuyển thành nhiệt là:
A. 99%. B. 96%. C. 95%. D. 92%.
Câu 16: Bắn một viên đạn khối lượng m = 10 g với vận tốc v vào một mẫu gỗ khối lượng M = 390 g đặt trên
mặt bàn ngang nhẵn. Đạn mắc vào gỗ và cùng chuyển động với vận tốc V = 10 m/s. Vận tốc của đạn lúc bắn v là:
A. 200 m/s. B. 300 m/s. C. 400 m/s D. 500 m/s.
Câu 17: Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi thứ 2 khối
lượng 2m đang nằm yên. Phần năng lượng đã chuyển sang nội năng trong quá trình va chạm là:
A. 2 2 mv . 2 B. 2 mv . 3 C. 2 mv . 6 D. 2 2mv . 3
Câu 18: Vật m chuyển động đến va chạm mềm xuyên tâm với vật M đang nằm yên, 80% năng lượng chuyển
thành nhiệt. Tỉ số hai khối lượng M m là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Viên đạn khối lượng m = 100 g đang bay với vận tốc v0 = 10 m/s theo phương ngang đến cắm vào bao cát khối lượng M = 400 g treo ở đầu sợi dây dài = 1m đang đứng yên ở vị trí cân bằng, đầu kia của sợi dây treo vào điểm cố định. Sau khi cắm vào bao cát hệ chuyển động lên đến vị trí dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc xấp xỉ:
A. 30o. B. 37o. C. 45o. D. 48o.
Câu 20: Trên mặt phẳng nằm ngang một hòn bi khối lượng 15 g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5 cm/s
va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi khối lượng 30 g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18 cm/s. Sau va chạm hòn bị nhẹ hơn đổi chiều chuyển động sang trái với vận tốc 31,5 cm/s. Bỏ qua mọi ma sát, vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm là: