Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 27 - 39)

I- Nhìn lại cơ chế điều hành tỷ giá VIệt nam

2.Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái:

Tuy có những nét chung, song nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái ở mỗi nước có những đặc thù riêng do hoàn cảnh cụ thể và những vấn đề mà nền kinh tế đang tập trung giải quyết. Xuất phát từ đặc điểm nổi bật là tính chất quá độ chuyển đổi cơ chế kinh tế diễn ra đồng thời với quá trình mở rộng hợp tác quốc tế, là qua trình thực hiện những nhiệm vụ chiến lược kinh tế hết sức nặng nề. Vì vậy, nhiệm

vụ tổng thể của chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta trong giai đoạn tới là tạo ra các tiền đề cần và đủ để thực hiện thành công các nhiệm vụ mục tiêu đã đặt ra, hỗ trự hiệu quả các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là:

+ Tạo ra cơ sở khoa học, luận cứ vững chắc cho sự hoàn thiện, thiết kế cơ chế quản lý, định hướng lựa chọn các phương án điều chỉnh hựop lý cho phép giải quyết hài hoà các mục tiêu của chính sách tỷ giá và các mục kinh tế vĩ mô ỏ từng giai đoạn phát triển. Tăng cường và đảm bảo sự quản lý hiệu quả từ phía nhà nước đối với lĩnh vực ngoại hối.

+ Giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các thị trường tài chính quốc tế và sự tổn thương đối với nèn kinh tế trước các cú sốc bên ngoài qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các luồng ngoại tệ và vốn.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cho cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường mở.

+ Bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm ché lạm phát thì chính sách tỷ giá cầncó sự hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, yêu cầu phối hợp các chính sách. Bản thân tỷ giá là hàm số kinh tế vĩ mô, tức là cùng một lúc có nhiều yếu tố tác động đến nó, ngược lại nó cũng tác động lại đến nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô khác, vì vậy để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra nhất là trong thời đại quốc tế hoá thị trường tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự phối hợp hết sức đồng bộ và hiệu quả cảu hàng loạt chính sách, giải pháp kinh tế vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là:

- Chính sách, cơ chế quản lý giao dịchngoại hối và cơ sở pháp lý cho việc điều hành lĩnh vực ngoại tệ.

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất các chính sách giải pháp bộ phận trong lĩnh vực tiền tệ (chính sách tỷ giá, lãi suất, cung ứng tiền tệ) nhằm

tác động có hiệu quả từ nhiều hướng vào VND và đạt được tương quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của VND.

- Xuất phát từ đặc điểm kinh tế hiện tại của đất nước ta, xu hướng lên giá của VND, quan hệ cung cầu ngoại tệ, để đảm bảo không ảnh hưởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô khác hặc ảnh hưởng ở mức thấp, thì việc điều chỉnh tỷ giá cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách tiền tệ, tài chính, thu nhập ngoại thương...ví dụ để ngăn ngừa xu hướng lên giá của VND, cần điều chỉnh cơ cấu chi, thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước, nhất là vay nợ nước ngoài và loại bỏ xu hướng gia tăng lương, thu nhập quá cao, hặc để khuyến khích xuất khẩu cần phải phối hợp tỷ giá với các giải pháp thuế, tín dụng... - Hoàn thiện hệ thống công cụ tài chính, tiền tệ (cả gián tiếp và trực tiếp) việc hiện đại hoá hệ thống tổ chức tài chính được tiến hành song song với phát triển hệ thống thị trường tài chính nhằm nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi điều chỉnh vĩ mô của nhà nước.

3.Định hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái. a) Một số vấn đề cấp bách cần xử lý:

Trong lĩnh vực tỷ gía, tỷ giá trong kinh tế thị trường ở nước ta còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để có được những định hướng đúng đắn, chỉ dẫn phù hợp cho công tác quản lý, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong giai đoạn tới cũng như xây dựng một chính sách chiến lược tỷ giá hối đoái thực sự tự chủ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu đang diễn ra sâu rộng cần phải:

+ Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kịp thời kinh nghiệm cải cách quản lý, điều chỉnh tỷ giá trong giai đoạn vừa qua.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực tế, tỷ giá cân bằng trong điều kiện cụ thể của nước ta, chuẩn xác hoá, hệ thống hoá dự liệu kinh tế có liên quan trực tiếp đến tính toán điều chỉnh tỷ giá hối đoái(chỉ số lạm phát, hệ số giảm phát, tính xác thực của

tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế, vấn đề nợ...) để có được sự trả lời chính xác tỷ giá hối đoái hiẹn tại đã phù hợp chưa? nên điều chỉnh theo hướng nào? khả năng điều chỉnh trên thực tế ra sao? đặc biệt là lượng hoá được hậu quả của điều chỉnh.

+ Theo dõi, phân tích một cách có hệ thống động thái của các thị trường tài chính quốc tế, từ đó xác diịnh xu hướng phát triển các thị trường này trong tương lai để làm cơ sở lựa chọn hứơng tổ chức, phát triển thị trường ngoại hối Việt nam, đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và lựa chọn phương án điều chỉnh phù hợp.

+ Thực tiễn thế giới nhất là giai đoạn vừa qua cho thấy: sự biến động của thị trường tài chính quốc tế và các đồng tiền chủ chốt có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính tiền tệ của một quốc gia (thu chi ngân sách nhà nước, nợ và thanh toán nợ, sự vận động của các luồng vốn đầu tư) vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá đúng vị trí, vai trò, xu hướng phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn của các đồng tiền chủ chốt có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Điều này có ý nghĩa trực tiếp đến việc lựa chon đồng tiền làm phương tiện thanh toán trong các hợp đồng thương mại, tín dụng, nhất là phương thức thanh toán theo thời hạn thoả thuận, lựa chọn chiến lược vay (vay bằng đồng tiền nào?) phương án, kế hoạch thanh toán nợ và cuối cùng là lựa chọn loại ngoại tệ dự trữ. Việc điều chỉnh cơ cấu dự trữ cho phù hợp sẽ hạn chế các rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Để có được cơ sở luận cứ vững chắc cho đánnh giá dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi không chỉ theo dõi sự biến động trên thị trường mà quan trọng là phân tích đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế, địa vị kinh tế chính trị của các nước đó hiện tại và trong tương lai.

+ Hoàn thiện phát triển và hiện đại hoá công tác dự báo kinh tế tài chính để có được những đánh giá sát thựcphục cụ cho điều chỉnh kinh tế vĩ mô nói chung, điều chỉnh tỷ giá nói riêng.

+ Cuối cùng, để công tác điều chỉnh tỷ giá phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp thỏa đáng vấn đề sau: hiện tại và tương lai gần nên gắn VND với đồng USD hay một giỏ ngoại tệ? Phương án nào là hợp lý?. Trong giới nghiên cứu và điều hành ở nước ta hiện có hai ý kiến đặt ra: ý kiến thứ nhất cho rằng: cần hạn chế sự phụ thuộc quá mức của VND vào một đồng tiền nước ngoài (cụ thể là USD) do đó phải xác định tỷ giá theo giỏ ngoại tệ mạnh. ý kiến thứ hai không phủ nhận xu hướng trên và cho rằng: trong thời gian tới USD vẫn còn vị trí quan trọng trên thị trường tài chính quốc tế, do đó USD vẫn là đồng tiền chủ yếu để làm cơ sở xác định chính sách tỷ giá của Việt Nam.

Thực ra giữa hai ý kiến trên không có mâu thuẫn gì lớn, mặc dù trong giai đoạn vừa qua chúng ta chưa có nhiều quan hệ ngoại thương trực tiếp với Mỹ, song trên 90% các hợp đồng thương mại của ta được tính toán bằng USD, hơn nữa do vai trò của USD trong đời sống kinh tế nước ta và mục tiêu của chiến lược ổn định hoá xét trên phương diện lý thuyết, thực tiễn thì việc gắn VND với USD trong giai đoạn vừa qua là phù hợp, hiệu quả, là giải pháp khôn ngoan. Tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới, đa phương hoá cao độ thì phương án chuyển sang định giá theo giỏ ngoại tệ mạnh, dựa trên cơ sở mô hình lượng về ngoại thương nhiều chiều sẽ có lợi thế hơn cho kinh tế đối ngoaị: song dù sao chăng nữa trong giá ngoại tệ tỷ trọng của USD vẫn là lớn nhất. Nhìn tổng thể, việc gắn với giá ngoại tệ sẽ giảm được sự rủi ro, bấp bênh do biến động của tỷ giá song phương gây ra, thích hợp với hiện thực là tính không thuần nhất trong thương mại quốc tế, trước hết là sự đàn hồi (co giãn) giá cả khác nhau đối với cung và cầu theo các nhóm hàng hoá khác nhau.

CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ

Từ năm 2008 đến nay, tỉ giá VND/USD có nhiều biến động, đặc biệt trên thị trường tự do. Điều đó chứng tỏ cung-cầu ngoại tệ và chính sách tỉ giá cũng có vấn đề.

Nhưng đợt biến động nào cũng được cho là do yếu tố tâm lý và hoạt động đầu cơ tạo cầu ngoại tệ "ảo". Có lẽ đã đến lúc nên có quan điểm khách quan hơn về vấn đề này.

Từ năm 2008 đến nay, VND đã trải qua những giai đoạn biến động đảo chiều. Lượng kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) dồi dào và mức giải ngân tương đối cao của vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong quý I/2008 khiến các NH dư thừa tạm thời USD, 1USD Mỹ trên thị trường tự do khoảng giữa tháng 3.2008 xuống mức rất thấp, tương đương 15.500 đồng/USD.

Thời điểm này, DN có ngoại tệ, đặc biệt là DN XK khốn khổ vì không bán được ngoại tệ cho NH. Đối với khách hàng cá nhân thì NH rất hạn chế mua, nếu có chỉ từ 100-300USD, một số NH thì từ chối mua của khách hang vãng lai.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 3.2008 đến nay, giá USD trên thị trường tự do hầu như luôn cao hơn tỉ giá bình quân liên ngân hàng (LNH) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố. Đặc biệt vào một số thời điểm (tháng 5, 6, 11.2008) thị trường khá khan hiếm USD khi nhu cầu ngoại tệ của các DN tăng và áp lực rút vốn của của một số quỹ đầu tư nước ngoài. Tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do có thời điểm lên mức 19.400 đồng (tính ra VND mất giá đến 21% so USD). Thời điểm này, dư luận có tổ chức đã mua kì hạn lên 24000đồng/USD.

Từ đầu tháng 1.2009 đến nay tuy không biến động mạnh, nhưng giá USD trên thị trường tự do trong xu hướng tăng. Tuần qua, giá USD xoay quanh mức 17.600 đồng - 17.700 đồng và có thời điểm lên đến mức 17.800 đồng, có lúc lên đến 18.000đ, Cao hơn tỉ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại khoảng 220 -315đ/USD.

Chiều 22.2, giá bán USD trên thị trường tự do ở mức 17.700 đồng. Cùng với vàng, hiện nay USD đang là một kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính và các NĐT. Nhiều người dân chuyển từ VND sang cất giữ USD.

Thị trường chính thức hiện nay vẫn có sự can thiệp của Nhà nước nên nhiều khả năng chưa hẳn đã phản ánh đúng cung - cầu. Thị trường tự do tuy chiếm khối lượng giao dịch ít hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng cũng là một thước đo cung cầu khá khách quan.

Vì vậy, không nên bỏ qua tín hiệu này và cũng không nên luôn quy kết là do tâm lý đầu cơ. Vì theo kinh nghiệm quốc tế, kỳ vọng của các tổ chức và dân cư có những lúc đã làm vô hiệu chính sách tỉ giá của các quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự kì vọng của ngân hang thương mại.

USD đang được kỳ vọng là sẽ tăng giá trong thời gian tới, tuy một vài thông tin chính thức được công bố là sẽ ổn định tỉ giá trong năm 2009. Tuy nhiên, bối cảnh và thực trạng nền kinh tế, đặc biệt tình hình XNK của VN trong năm 2009 nhiều khả năng sẽ khó khăn hơn năm 2008 thì làm được điều này không dễ.

Tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt đang vẫn dấu hiệu xấu đi. Kinh tế VN là nền kinh tế mở với XK chiếm trên 70%/GDP chắc chắn tiếp tục bị ảnh hưởng vì các thị trường XK truyền thống thu hẹp và gia tăng cạnh tranh. Nguồn thu ngoại tệ được trông mong nhất là XK sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện tượng tỉ giá mua/bán USD (luôn bằng nhau) của các NHTM lâu nay cho thấy các NH đang cần ngoại tệ. Kinh nghiệm đối phó với biến động ngoại tệ năm 2008 đã khiến hầu hết các NH luôn quan tâm đặc biệt đối với các DN XK. Đặc biệt là khuyến khích các khoản tài trợ vốn lưu động, cho khách hàng có thị trường ít bị ảnh hưởng do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Ưu tiên tài trợ XK trước khi giao hàng và chiết khấu bộ chứng từ hàng XK cho các DN XK sang các thị trường và khách hàng truyền thống.

Nhiều NH công bố cho vay VND ưu đãi lãi suất (LS) đến mức chỉ còn 1%/năm (sau hỗ trợ LS của Chính phủ) đối với các DN XK với điều kiện là DN cam kết bán lại ngoại tệ (tiền hàng thu được từ nước ngoài) cho NH theo tỉ giá tại thời điểm ngân hàng giải ngân cho vay VND.

Giải thích điều này với khách hàng, một PGĐ chi nhánh NHNo&PTNT nói: "Ví dụ cho DN vay 169,1 tỉ đồng, chúng tôi phải mang 10 triệu USD bán cho NHNN (theo tỉ giá NHNN công bố hiện là 16.981 đồng/USD) lấy VND về cho vay với LS chỉ 1%/năm (sau hỗ trợ) với điều kiện khi thu được tiền về (dù thời gian

nào) DN cũng phải cam kết bán lại cho chúng tôi với giá 16.981 đồng/USD để chúng tôi bảo toàn được 10 triệu USD của mình.

Chính sách tín dụng đối với XK cho thấy các NHTM dự báo là tỉ giá sẽ theo chiều hướng tăng. NH chịu thiệt một chút về LS để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỉ giá và tăng thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành bảo lãnh, giao dịch tài khoản và mua bán ngoại tệ.

Cần chính sách tỉ giá linh hoạt nhưng ổn định.

Sự thua thiệt thường rơi vào DN vì tỉ giá từ năm 2008 đến nay luôn biến động theo chiều hướng tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của nhiều DN. Vẫn biết rằng chính sách tỉ giá của Nhà nước tuyên bố là điều hành linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng XK, hạn chế NK, nhưng xem ra vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Trong cuộc họp gần đây nhất, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN xem xét xây dựng phương án nới lỏng chính sách tỉ giá để hỗ trợ XK. Phó TGĐ một NHTMCP nói: "Nên có sự điều chỉnh linh hoạt, nếu tỉ giá bị nén quá như một lò xo càng nén chặt thì độ bật của nó khi hết độ nén là khá nguy hiểm”.

Chính sách và diễn biến tỉ giá luôn là một lĩnh vực nhạy cảm, sẽ rất phiến diện nếu nhận định từ các chuyên gia và tổ chức độc lập đưa ra thiếu các số liệu về cán cân thanh toán quốc tế và trên cơ sở dự báo chính xác diễn biến kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, dư luận rất mong muốn cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhận định khách quan về tình hình và điều chỉnh chính sách tỉ giá theo hướng ổn định, nhưng phù hợp với cung - cầu ngoại tệ để tạo điều kiện cho các DN kế hoạch

Một phần của tài liệu chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 27 - 39)