3.1 Thuận lợi
Ngày 10/11/2003, Bộ Tài Chính đã cho phép Prudential Việt Nam tăng vốn đầu tư từ 61 triệu lên 75 triệu đô la Mỹ.
Với số vốn gần 1.200 tỷ đồng này, Prudential trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tại Việt Nam
Sau hơn 7 năm hoạt động tại Việt Nam (1999-2007), Prudential Việt Nam đã phục vụ hàng triệu người dân Việt Nam thông qua hệ thống hơn 70 Trung tâm phục vụ khách hàng, Văn phòng chi nhánh và Văn phòng Tổng đại lý. Prudential Việt Nam hiện đang dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ với thị phần chiếm 41,6%, tính theo doanh thu phí bảo hiểm đến cuối năm 2006.
Prudential Việt Nam không những bảo vệ an toàn tài chính và tiết kiệm cho khách hàng thông qua hoạt động bảo hiểm nhân thọ mà còn tiếp tục phát triển sang lĩnh vực đầu tư và quản lý quỹ với sự ra đời của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Prudential Việt Nam năm 2005. Ngoài ra, Prudential Việt Nam đã trở thành định chế tài chính nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính với việc thành lập Công ty Tài chính Prudential Việt Nam vào tháng 10/2006. Prudential Việt Nam đang phát triển thành Tập đoàn Bảo hiểm – Đầu tư – Tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
Những nỗ lực của Prudential Việt Nam đã được Chính phủ và người dân Việt Nam ghi nhận thông qua những giải thưởng và danh hiệu sau:
Giải thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liền từ 2002 đến 2006 với danh hiệu “Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất”.
Bằng khen “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất sắc tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư trao tặng vào tháng 10/2005.
Danh hiệu “Thương hiệu số một ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính” và là “Một trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam” do người tiêu dùng Việt Nam bình chọn trong đợt khảo sát ý kiến khách hàng trên toàn quốc do phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen thực hiện vào tháng 04/2006.
Giải thưởng “Việt Nam tốt nhất” do Báo điện tử VietNamNet trao tặng vào ngày 26/05/2007, dành cho công ty có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Prudential Việt Nam vinh dự là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ duy nhất được trao tặng Giải thưởng uy tín nay.
3.2 Khó khăn
Năm 2005 là năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Ước tính, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành sẽ đạt dưới mức mục tiêu chiến lược đề ra là 17.000 tỷ đồng.
Bên cạnh những yếu tố tích cực của nền kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%, luồng vốn đầu tư nước ngoài được cải thiện rõ rệt, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp phải một số khó khăn:
Đó là tình trạng hạn hán diễn ra gay gắt tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng; dịch cúm gia cần tiếp tục bùng phát trên phạm vi khá lớn.
Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng trong nước đặc biệt là giá của các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao do biến động của thị trường thế giới gây tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước dần bị
dỡ bỏ buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải cắt giảm chi phí đầu vào đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu ngành bảo hiểm.
Nhân thọ - một năm chật vật:
- Số hợp đồng hết hiệu lực tăng mạnh trong khi số hợp đồng khai thác mới lại giảm. Bên cạnh đó, thực chất kết quả kinh doanh của năm 2005 vẫn là do 5 doanh nghiệp tạo ra mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp phép ngày càng nhiều.
- Ngay trong 9 tháng đầu năm 2005, sự sa sút này đã thể hiện rất rõ. Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đạt đến 9 tháng 2005 đạt 6.722.925 hợp đồng, trong đó tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới đạt 909.367 hợp đồng, giảm 29,2%, hợp đồng hết hiệu lực đạt 964.271 hợp đồng, tăng 27,16%, so với cùng kỳ năm 2004.
- Càng về cuối năm, khó khăn không những được cải thiện mà ngày càng gia tăng như: lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng ồ ạt tăng, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến đạt 8,5%. Và điều này càng khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
- Thêm vào đó, số lượng đại lý bảo hiểm của các doanh nghiệp cũng giảm tương đối, Prudential giảm 10%.
3.3 Thời cơ, tiềm năng và thách thức
Năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với năm 2005. Số lượng công ty bảo hiểm tăng lên 37 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường đạt 1,82% GDP, tăng trưởng 14% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Hiệp hội cần nhạy bén, nhanh nhạy hơn và đề ra những quy tắc cho hoạt động bảo hiểm, phải làm sao nâng cao năng lực tài chính và cạnh tranh. Yêu cầu đặt ra lúc này là
phải có kế hoạch tăng năng lực tài chính dưới mọi hình thức, kể cả liên doanh, liên kết. Có khá nhiều điều cần phải tăng cường hơn nữa trong thời gian tới như: kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro, giám sát tính độc lập của HĐQT, cổ đông thiểu số, công bố thông tin, công khai, minh bạch, tài chính kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, nên cũng cần xem xét kỹ hơn.
Về vấn đề con người, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của cán bộ, quan trọng nhất là quản lý dòng tiền, nên cần phải có các chuyên gia về tính phí và phát triển đội ngũ chuyên gia này. Vấn đề phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động bảo hiểm là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, việc đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa được đồng đều.
BHNT Prudential đã không ngừng đưa những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đặc thù và điều kiện của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, đa dạng cho khách hàng trong từng giai đoạn và đã đem đến quyết định cho sự thành công của Prudential. Bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự đa dạng về sản phẩm… không thể không nói đến những đóng góp tích cực từ các hoạt động xã hội từ thiện, đóng góp xây dựng cộng đồng tại địa phương, đã thể hiện sự mong muốn của toàn thể đội ngũ cán bộ CNV công ty vì mục tiêu góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, vì tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước để tồn tại phát triển ngày một lớn mạnh.
Thị trường bảo hiểm Việt nam nói chung, Prudential nói riêng có tiềm năng phát triển, những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Do vậy trong năm nay, cũng như các năm tiếp theo sẽ là một thị trường hấp dẫn cả về nhu cầu bảo hiểm và sẽ có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn với sự tham gia của các tập đoàn, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài… Đây cũng là những khó khăn với những thách thức mới trong môi trường cạnh tranh mà BHNT Prudential sẽ phải đối mặt bằng những kinh nghiệm quản lý điều hành kinh doanh và kỹ thuật khai thác sản phẩm bảo hiểm, cân bằng rủi ro và quản lý vốn bảo hiểm và phát huy những lợi thế sẵn có để có thể vững vàng trong môi trường cạnh tranh.
Việt Nam hiện nay đã là thành viên của tổ chức WTO, chính vì vậy thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng và thông thoáng hơn. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Prudential nói riêng và các công ty bảo hiểm nhân thọ nói chung mở rộng hoạt động kinh doanh sang hướng bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm cháy nổ,…).