Xác định nhiệt độ không khí buồng sấy thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột đạm thủy phân từ sụn cá mập trắng (carcharhinus dussumieri) bằng enzyme protease (Trang 143 - 146)

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm sấy phun dịch đạm thủy phân từ sụn cá mập ở áp suất buồng sấy 2,5bar, tốc độ nhập liệu 12ml/phút, tỷ lệ chất mang maltodextrin bổ sung là 12% và nhiệt độ buồng sấy thay đổi: 70oC, 75oC, 80oC, 85oC và 90oC. Sau khi sấy phun lấy mẫu đánh giá độ ẩm, hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate và bột đạm. Kết quả được trình bày ở hình 3.67 ÷ 3.69.

su ất th u hồ i c ho nd ro ti n su lf at e (% ) H iệ u 87.0 86.0 85.0 84.0 86.24b 86.32c 86.32a 85.51d 84.7c 70 75 80 85 90

Nhiệt độ buồng sấy (0C)

Hình 3.67. Ảnh hưởng của nhiệt độ buồng sấy đến hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate

Hiệu suất thu hồi bột đạm (%) 78.5 78.0 77.5 77.0 76.5 78.16b 78.25d 78. 26ab 77.65a 77.12c 70 75 80 85 90

Nhiệt độ buồng sấy (0C)

Hình 3.68. Ảnh hưởng của nhiệt độ buồng sấy đến hiệu suất thu hồi bột đạm

Độ ẩm của bột đạm (%) 5.5 5.0 4.5 4.0 3.5 5.02d 4.73c 4.26b 4.26a 4.26a 70 75 80 85 90

Nhiệt độ buồng sấy (0C)

Hình 3.69. Ảnh hưở ng của nhiệt độ buồng sấy đến độ ẩm của bột đạ m

Từ kết quả phân tích trình bày ở hình 3.67 ÷ 3.69 cho thấy: *Về hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate

Kết quả phân tích ở hình 3.67 cho thấy nhiệt độ buồng sấy có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate. Cụ thể, khi tăng nhiệt độ buồng sấy trong khoảng 700C ÷ 800C thì hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate tăng từ 84,70% lên 86,24%. Sau đó nếu tiếp tục tăng nhiệt độ buồng sấy lên trên 800C thì hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate có tăng nhưng không đáng kể và sự chênh lệch về hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate của các mẫu bột đạm sấy ở nhiệt độ trên 800C không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả phân tích ở trên khi xét theo hiệu suất thu hồi chondroitin sulfate cao thì nhiệt độ buồng sấy phun 800C là phù hợp.

*Về hiệu suất thu hồi bột đạm

Kết quả phân tích ở hình 3.68 cũng cho thấy nhiệt độ buồng sấy có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thu hồi bột đạm. Cụ thể, khi tăng nhiệt độ buồng sấy trong khoảng 70 ÷800C, thì hiệu suất thu hồi bột đạm tăng trong khoảng 77,12% ÷78,16%. Khi tăng nhiệt độ buồng sấy phun lên 850C và 900C thì hiệu suất thu hồi bột đạm tăng không đáng kể và sự chênh lệch về hiệu suất thu hồi bột đạm khi sấy phun ở nhiệt độ buồng sấy 850C và 900C không có ý nghĩa thống kê.

Từ phân tích ở trên cho thấy khi xét hiệu suất thu hồi bột đạm cao thì nhiệt độ buồng sấy phun nên được lựa chọn là 800C.

*Về độ ẩm của bột đạm

Kết quả phân tích độ ẩm của các mẫu bột đạm sấy phun cho thấy độ ẩm của bột đạm giảm theo chiều tăng của nhiệt độ không khí trong buồng sấy (hình 3.69). Cụ thể, khi tăng nhiệt độ buồng sấy trong khoảng 70 ÷800C, thì độ ẩm của bột đạm giảm từ 5,02% khi nhiệt độ buồng sấy phun là 700C xuống chỉ còn 4,26% khi nhiệt độ buồng sấy phun là 800C. Sau đó, nếu tiếp tục tăng nhiệt độ buồng sấy trên 800C thì độ ẩm của mẫu bột đạm thu được không giảm khi so với độ ẩm của mẫu bột đạm sấy phun ở nhiệt độ buồng sấy 800C và độ ẩm của bột đạm sấy ở nhiệt độ buồng sấy trên 800C có xu thế giữ ổn định ở mức 4,26%. Kết quả này chứng tỏ khi sấy phun dịch đạm thủy phân từ sụn cá mập ở nhiệt độ không khí buồng sấy ≥ 800C thì lượng nước tự do có trong dịch đạm đã bay hơi hết và bột đạm thu được có độ ẩm thấp nhất là 4,26% như vậy nhiệt độ 800C là nhiệt độ tối đa cần thiết để làm khô mẫu bột đạm trong quá trình sấy phun. Mặt khác, khi nhiệt độ buồng sấy tăng cao hơn 800C, thì bột đạm thu được có mầu sắc sẫm

hơn. Kết quả này được lý giải là: phản ứng sẫm mầu là phản ứng giữa acid amin và carbohydrat chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì phản ứng sẫm mầu càng mạnh. Mà hỗn hợp sấy phun có chứa cả hai thành phần trên nên khi nhiệt độ buồng sấy cao hơn 800C sẽ làm phản ứng sẫm mầu xảy ra mạnh nên bột đạm bị sẫm mầu.

Từ phân tích ở trên cho thấy khi xét theo độ ẩm bột đạm thấp thì nhiệt độ buồng sấy phun nên được lựa chọn là 800C.

Từ tất cả những phân tích ở trên cho thấy nhiệt độ buồng sấy phun phù hợp với quá trình sấy phun tạo bột đạm chứa chondroitin sulfate từ dịch thủy phân sụn cá mập là 800C. Do vậy, nhiệt độ 800C được lựa chọn để điều chỉnh nhiệt độ buồng sấy phun trong tạo bột đạm chứa chondroitin sulfate từ dịch thủy phân sụn cá mập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột đạm thủy phân từ sụn cá mập trắng (carcharhinus dussumieri) bằng enzyme protease (Trang 143 - 146)