Hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại về những nỗ lực của hà nội trong việc giữ gìn và phát huy danh hiệu thành phố vì hòa bình (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu tiểu luận

2.5.1. Hệ thống giáo dục

Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 19, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy quan lại. Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên. Tới thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đô của Liên bang Đông Dương, Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương là các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam.

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.

Trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của cả nước, Hà Nội có mật độ tập trung cao nhất. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: hiện nay, trên địa bàn thành phố có 126 cơ sở đào tạo cho học

sinh, sinh viên, trong đó có 56 trường đại học (chiếm trên 37% trong tổng số 150 trường của cả nước), 28/226 trường cao đẳng, 39/81 trường trung học chuyên nghiệp.

Về số lượng sinh viên, Hà Nội có khoảng 800.000 sinh viên, chiếm hơn 46% tổng số sinh viên trên cả nước (1.719.499 sinh viên). Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học trọng điểm có quy mô sinh viên lớn như đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Nông nghiệp 1 và hàng loạt các trường đại học đầu ngành khác như Sư phạm 1, Y khoa, Nhạc viện, Thủy lợi, Học viện Kỹ thuật quân sự.

Bên cạnh đó, các trường đại học dân lập có quy mô lớn, được thành lập sớm nhất cũng tập trung ở Hà Nội.

Người Việt Nam luôn coi trọng việc học hành, giáo dục con người “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Quan niệm và tư tưởng ấy luôn đúng và càng đúng ở thời đại hiện nay. Hà Nội, có thể nói là đầu tầu của cả nước trong việc giáo dục, rèn luyện hiền tài tạo nên nguyên khí cho Quốc gia, cho dân tộc. Có rất nhiều người Hà Nội đã được vinh danh bởi những thành công sau bao năm rèn luyện, học tập như : Giáo sư Ngô Bảo Châu - Trong năm 2004, Ông được trao tặng giải thưởng nghiên cứu Clay. GS. Ngô Bảo Châu cũng trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam trong năm 2005. Bằng chứng của ông về trường hợp chung được lựa chọn bởi Thời gian là một trong Top Ten khám phá khoa học của năm 2009. Trong năm 2010, ông đã nhận được huy chương Fields và vào năm 2012, Bắc đẩu bội tinh . Năm 2012, ông trở thành thành viên của Hội Toán học Mỹ .

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại về những nỗ lực của hà nội trong việc giữ gìn và phát huy danh hiệu thành phố vì hòa bình (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w