3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là những khách hàng đã mua hàng ở chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập:
- Số lượng quan sát (cở mẫu) ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008))
- Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn nên là 100. Ông Hair đề nghị, cố gắng tối đa hóa tỷ lệ quan sát trên mỗi biến đo lường là 5:1, có nghĩa là cứ 1 biến đo lường thì cần tối thiếu là 5 quan sát (Hair et al. (2009))
- Một nhân tố được gọi là tin cậy nếu nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên (Stevens (2002, theo Habing 2003))
Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức (Tabachnick và Fidell, 1996):
n = 8m + 50 Trong đó:
n: cỡ mẫu
m: số biến độc lập của mô hình (không phải số câu hỏi độc lập) Dựa vào cơ sở đó, tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 201.
Như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Vì lí do dịch bệnh, bảng câu hỏi được gửi cho khách hàng thông qua Google Form.
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:
Phần 1: gồm những câu hỏi sàng lọc để lựa chọn những khách hàng đã từng mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục khảo sát.
Phần 2: gồm những câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua hàng tại Vinmart+
Phần 3: gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin về khách hàng.
3.2.3.Thiết kế mẫu nghiên cứu
Bảng câu hỏi và phỏng vấn khách hàng sử dụng chất lượng dịch vụ của chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo tính chính xác cao nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 200 khách hàng, chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, đã và đang sử dụng dịch vụ của VinMart+. Sử dụng Google form tính phần trăm, tỉ trọng của các yếu tố ảnh hưởng, cấu trúc nhóm khách hàng.