6. Điểm: (Bằng chữ: )
2.6.3. Quy trình xử lý nhận diện ảnh
Bảng 2.6. Quy trình xử lý nhận diện ảnh.
Hệ thống có đầu vào là những bức ảnh được chụp từ các phương tiện như máy ảnh, camera.
Sau đó những bức ảnh sẽ được xử lý nhằm tìm ra vùng chứa biển số xe mà chúng ta cần nhận diện.
Tiếp theo chúng ta sẽ xử dụng thuật toán Engine OCR để nhận diện ký tự trong vùng chứa biển số xe.
Bức ảnh sau khi được đưa về sẽ được chuyển qua ảnh trắng đen và mã hóa thành dạng nhị phân kiểu byte.
Tiếp theo là sử dụng thuật toán Canny để tìm sườn(Edges) của bức ảnh. Tìm sườn bức ảnh là giảm thiểu đáng kể tổng số dữ liệu của bức ảnh và lọc ra những thông tin không cần thiết trong khi vẫn lưu trữ được những đặc tính cấu trúc quan trọng của bức ảnh đó.
Quá trình xử lí tiếp theo là tạo đường biên (counters). Mặc dù thuật toán tìm sườn (Canny) giúp chúng ta có được những điểm ảnh mô tả sườn của bức ảnh song chúng lại không thể chỉ ra cho ta biết sự liên kết giữa những sườn ảnh này. Có nhiều cách để miêu tả một đường cong, riêng trong OpenCV một đường biên (counter) được miêu tả bởi môt chuỗi số(sequence) mà mỗi thực thể trong chuỗi đó mã hóa thông tin về vị trí của điểm tiếp theo trên đường biên. Những đường biên sau khi được phát hiện sẽ được tổ chức theo một trật tự nhất định, giúp chúng ta có thể biết được quan hệ giữa các đường biên.
Với yêu cầu ứng dụng đưa ra là tìm biển số xe, ta sẽ xét đến cách tổ chức theo dạng cây của các đường biên.
Hình 2.7. Ví dụ vể tổ chức dạng cây của đường biên.
Để dễ hiểu, ta xét một ví dụ về một bức ảnh biển số xe sau khi qua tìm sườn và tạo đường biên. Có 12 đường biên được tạo ra, và chúng sẽ được sắp xếp theo dạng cây với đỉnh là đường biên c0, tiếp theo là 7 nhánh con từ c1 đến c7. Trong nhánh con c2 lại chứa một nhánh con nữa là c21, trong nhánh chon c4 chứa 2 nhánh con là c41 và c42, trong nhánh con c5 chứa một nhánh con c51. Mô hình lưu trữ dạng cây[3] của hình trên được mô tả theo hình vẽ dưới đây:
Hình 2.8. Mô hình lưu trữ Counters dạng cây.
Trong file counters được tạo ra sẽ có các tham số HNext, HPrev,VNext và VPrev để mô tả dạng cây này. Với HNext (Horizontal Next) để chỉ các đường viền đồng mức theo chiều ngang, và VNext (Vertical) để chỉ các đường viền con theo chiều dọc.Để xác định vùng chứa biển số xe, ta sẽ dựa vào tỉ lệ kích thước biển số xe và số kí tự chứa trong biển biển số xe. Theo quy định về biển số xe ở Việt Nam, biển số xe ô tô gồm biển trước và biển sau không giống nhau, kích thước chiều cao và chiều dài của biển trước là 110 x 470mm, biển sau là: 200 x 280 mm, đối với xe mô tô là 140 x 190 mm. Vậy nếu chỉ xét trường hợp nhận diện biển phía sau thì tỉ lệ vùng chứa biển số phải nằm trong khoảng 1 ÷ 2 ( ~ 1.4). Về số kí tự trong biển số xe là từ 5 đến 8 kí tự bao gồm cả số và chữ. Do đó ta sẽ xác định những đường viền nào có ít nhất 3 nhánh con mới có thể là vùng chứa biển số xe. Kết hợp 2 điều kiện này lại ta sẽ tìm được vùng chứa biển số xe với độ chính xác khá
Chương 3. Thiết kế và xây dựng hệ thống
Sau khi nhóm đã tìm hiểu một số khái niệm liên quan cần thiết, nhóm tiến hành thiết kế và xây dựng phần cứng cũng như phần mềm.