Những thời cơ và thách thức đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của ĐẢNG và QUẢN lý của NHÀ nước TRÊN LĨNH vực văn học, NGHỆ THUẬT (Trang 29 - 30)

3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÊ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN LĨNH

3.1. Những thời cơ và thách thức đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật

quản lý văn học, nghệ thuật

Về thời cơ: Năm 2011 là năm Đảng ta tiến hành Đại hội XI, thông qua bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 về xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quyết định chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020 và Báo cáo Chính trị của Đảng về nhiệm kỳ 2011-2015. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, trong đó có văn học, nghệ thuật. Đồng thời, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật trong thời gian qua là những tiền đề thuận lợi để văn học, nghệ thuật nước nhà tiếp tục phát triển.

Về thách thức: Quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, nội dung và hình thức biểu đạt của văn học, nghệ thuật nước nhà, đồng thời, sự bùng nổ các phương tiện truyền bá các sản phẩm văn nghệ, của ngành công nghiệp giải trí có thể tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống và công chúng văn nghệ. Mặt khác, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa bình", nhằm tạo ra sự tự diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức trong nội bộ ta.

Vì vậy nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý văn học, nghệ thuật là một yêu cầu vừa khách quan, vừa cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của ĐẢNG và QUẢN lý của NHÀ nước TRÊN LĨNH vực văn học, NGHỆ THUẬT (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w