V.2.1. Khu ép phun
- Sử dụng máy móc và thiết bị điện :
• Chỉ những người có trách nhiệm mới được vận hành máy.
• Máy đảm bảo an toàn mới được sử dụng (cữ an toàn phải còn đầy đủ). • Khi sửa chữa máy và khuôn phải tắt nguồn .
46
• Máy móc phải có nắp tủ điện đầy đủ, dây điện phải đi gọn gàng. • Máy không chảy nhớt xuống nền gạch.
Khi máy đang hoạt động không được đưa tay vào trong vệ sinh.
• Thiết bị điện: quạt, máy mài,... dây không tróc mối nối, ổ cắm phải sát. • Máy và quạt phải có đầy đủ dây te.
- Sử dụng balăng điện :
• Những cá nhân được cấp phép mới được sử dụng balăng. • Không dùng balăng để kéo rê và lật khuôn.
• Không nâng khuôn quá cao khi di chuyển.
• Khi đang nâng khuôn phía trên, phía dưới không được có người qua lại. - Sử dụng khuôn mẫu :
• Kẹp khuôn đúng cách (bắt đủ bọ, không đặt pass kẹp ngay mép rãnh kẹp). • Chất khuôn phải ngay ngắn, tránh đỗ ngã.
• Không dùng tay sờ vào lòng khuôn khi đang ép.
- Ngăn nắp :
• Lối đi lại trong khu vực làm việc phải gọn gàng, thông thoáng. • Bán thành phẩm không chất quá cao dễ đỗ ngã, bít tủ điện.
- Đối với công nhân :
• Phải mặc đúng đồng phục, bỏ áo vào quần. • Phải đội nón.
• Không đùa giỡn, quăng ném vật nhọn, nặng khi đang làm việc. • Không tự ý tháo bỏ cữ an toàn của máy.
• Không đứng sát khu vực bắn keo từ đầu bơm khi đang xả keo.
• Khi sử dụng máy mài, nghiền phải đeo kính bảo hộ.
• Khi sử dụng robot gắp sản phẩm, công nhân phải đứng ngoài khu vực robot. • Không leo lên trên máy để sửa chữa hoặc vệ sinh khi máy đang làm việc.
- Xử lý vi phạm :
• Nếu vi phạm các lỗi nêu trên thì trưởng bộ phận, phụ trách kỹ thuật từng khu vực chỉnh máy sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
47
V.3. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
V.3.1. Nội quy phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Việc phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm, quyền lợi của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động trong Công ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn, kể cả khách hàng đến mua hàng.
Mỗi cán bộ công nhân viên, người lao động phải có tinh thần cảnh giác, đề phòng mọi khả năng gây ra cháy nổ. Tuyệt đối tuân thủ các quy định về PCCC, sẵn sàng về lực lượng và phương tiện chữa cháy hiệu quả.
Trong hoạt động sản xuất có sử dụng các chất dễ cháy nổ nên tăng cường các biện pháp phòng ngừa tránh gây cháy nổ, làm thiệt hại tính mạng và tài sản con người.
Sắp xếp bố trí khu vực sản xuất riêng biệt, vật tư trang thiết bị trong khu vực sản xuất gọn gàng, theo từng chủng loại riêng biệt và có khoảng cách để tránh cháy lan, dễ kiểm tra, di chuyển khi triển khai chữa cháy.
Cấm câu mắc sử dụng điện tùy ý. Sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện. Không dùng dây đồng, dây bạc thay thế cầu chì. Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào hông đèn, dây điện. Phải tuân thủ nghiệm ngặt các quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện. Trên các lối đi lại nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.
Những phương tiện chữa cháy phải thường xuyên được kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng, bố trí nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng. Luôn trong tư thế sẵn sàng chữa cháy.
Tổ chức đội PCCC của công ty, thường xuyên tập huấn, học tập nghiệp vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ, thực tập các phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Khi phát hiện cháy, nổ tìm mọi cách báo động nhanh nhất để huy động mọi người tham gia chữa cháy, báo cho cơ quan chức năng cũng như hướng dẫn mọi người sơ tán và cứu người bị kẹt trong đám cháy. Cắt điện từng khu vực hoặc toàn công ty. Sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy để tiến hành dập lửa.
Cá nhân thực hiện tốt các điều trên sẽ được khen thưởng. Cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý tùy mức độ theo pháp luật và nội quy của công ty.
V.3.2. Phương án phòng cháy chữa cháy
48
• Phải thường xuyên kiểm tra các phương tiện, vật liệu sản xuất hàng ngày có khả năng sinh ra lửa như: gas, xăng dầu, nhựa, thùng giấy, acetol, sơn, bình nén khí,... • Hàng hóa phải chất xa bóng đèn, tủ điện để phòng khi điện chạm mát và cần chú ý
thường xuyên kiểm tra điện vì nó tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao nhất.
• Các phương tiện, vật dụng PCCC luôn trong tình trạng sử dụng tốt, để ở nơi dễ thấy, dễ lấy, nhằm giúp lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ xử lý kịp thời khi phát hiện sự cố.
• Người không có trách nhiện không được câu mốc điện. • Nghiêm cấm hút thuốc trong nhà máy.
• Không được chất hàng hóa trên lối thoát hiểm, các hành lang đảm bảo thông thoáng để xe chữa cháy di chuyển khi cần.
• Trưởng bộ phận có trách nhiệm kiểm tra nhắc nhở các nhân viên làm tốt những điều trên.
- Về chữa cháy
Cần thực hiện theo quy trình cơ bản dưới đây:
• Khi xảy ra cháy, người đầu tiên phát hiện phải hô hoáng và báo động cho mọi người.
• Cúp cầu dao điện để đảm bảo an toàn khi chữa cháy. • Sử dụng bình chữa cháy, nước để dập lửa.
• Khởi động máy bơm chữa cháy - phun nước để dập lửa.
• Điện thoại báo cơ quan PCCC hoặc chính quyền địa phương nếu mức độ ngoài tầm khống chế của đội PCCC cấp cơ sở.
• Sơ tán mọi người, đưa tài sản, tài liệu đến nơi an toàn. • Tăng cường lực lượng rà soát cổng chính.
• Những người không có nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn khẩn trương rời khỏi hiện trường .
• Tất cả mọi người cần thật bình tĩnh, ổn định và trật tự.
V.3.3. Lực lượng chữa cháy và cứu hộ
- Tổ chữa cháy
• Nhân sự là nhân viên tổ bảo vệ, kiểm tra nội quy, cơ điện, trưởng phó bộ phận, tổ trưởng sản xuất và công nhân tại chỗ.
• Công việc: sử dụng bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy dập lửa. - Tổ cứu nạn và di chuyển tài sản, tài liệu
49
• Nhân sự là nhân viên các phòng ban, kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, tài xế, tổ bảo trì.
• Công việc: chuyển nạn nhân ra khu vực an toàn để sơ cứu hoặc chuyển viện. • Chuyển xe cộ, hàng hóa, tài liệu,... ra khu vực an toàn và tổ chức trông giờ. - Tổ bảo vệ cổng chính
• Nhân sự là nhân viên bảo vệ trước cổng, nhân viên nam phòng kinh tế, tổ chức, kế hoạch vật tư.
• Công việc: kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của mọi người, đề phòng kẻ xấu lợi dụng lúc lộn xộn vào trộm cắp.
• Hướng dẫn đội chữa cháy chuyên nghiệp vào hiện trường. - Chỉ huy việc chữa cháy là trách nhiệm của
• Giám đốc (hoặc phó giám đốc). • Trưởng phòng TCNS.
• Tổ trưởng bảo vệ kiêm đội trưởng PCCC cơ quan. - Tình huống xảy ra khi cháy vào ban đêm
• Lực lượng chữa cháy là nhân viên bảo vệ, trực văn phòng, trực cơ điện, trực tài xế, công nhân ca đêm, công nhân nhà trọ tập thể. Chỉ huy chữa cháy do trưởng ca bảo vệ đêm phụ trách. Mặt khác, phải điện báo ngay cho ban giám đốc và trưởng phòng TCNS về sự cố đó để được chỉ đạo và hỗ trợ giải quyết.
50
CHƯƠNG VI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải sau quá trình sản xuất của một nhà máy nếu không được xử lý hợp lý mà xả thải trực tiếp ra cống thoát nước sẽ gây hư hỏng đường ống cũng như sẽ tác động xấu đến môi trường. Vì vậy Công ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn cũng như các công ty khác đều qua quá trình xử lý nước thải mới cho ra môi trường.
VI.1. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải trong nhà máy gồm hai loại: nước thải sinh hoạt của công nhân viên và nước thải từ các phân xưởng nhà máy (xưởng ép phun, xưởng bột màu). Trong đó nước thải từ các phân xưởng nhà máy đầu tư quy trình xử lý nhằm đảm bảo lượng nước đó được thu gom về bể chứa nước thải tập trung và xử lý triệt để trước khi tái sử dụng.
VI.1.1. Pha trộn hóa chất dùng trong xử lý
- Bồn NaOH: 15Kg cho 300L nước - Bồn PAC: 14Kg cho 300L nước - Bồn Polymer: 200g cho 300L nước
51
Hình 6.1. Sơ đồ xử lý nước thải tại Nhà máy Nhựa Chợ Lớn.
VI.1.3. Mô tả hệ quy trình xử lý nước thải
Gồm 6 bước:
Bước 1: Ổn định các thành phần có trong nước thải và lắng sơ bộ
Nước thải phát sinh từ nhà máy theo cống thoát nước chảy vào hố của trạm xử lý. Để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghiệp phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước
52
thải sẽ được bơm lên bồn điều hòa B1. Trước bồn điều hòa B1 đặt lưới lọc rác tinh, để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn, sau đó nước thải tự chảy xuống bồn điều hòa B1. Lúc này pH của nước thải đang ở khoản nhỏ hơn hoặc bằng 4.
Bước 2: Trung hòa pH vềkhoảng trung tính
Bơm nước từ bồn điều hòa B1 định lượng sang bồn trộn B2, bơm định lượng châm NaOH nâng pH của nước lên khoảng bằng 7. Việc kiểm soát pH của nước về khoản trung tính giúp cho chất tạo keo tụ hoạt động hiệu quả hơn.
Bước 3: Tạo kết tủa dạng keo tụ
Nước thải sau khi nâng pH về trung tính sẽ chảy qua bồn trộn B3, tại đây PAC và polymer được châm định lượng tạo kết tủa với lưu lượng 10L/h. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy tốc độ lớn được lắp đặt trong bồn, hóa chất keo tụ hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống cánh khuấy với tốc độ chậm, các cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, kết dính và hình thành những bông cặn có kích thướt và khối lượng lớn gấp nhiều lần so với các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bồn lắng.
Bước 4: Lắng bùn
Nước thải sau quá trình tạo keo tụ tạo kết tủa sẽ chảy sang bồn B4 để lắng bùn. Bùn trong hỗn hợp nước thải được giữ lại ở đáy bồn lắng.
Bước 5: Lọc và hấp thụ
Nước được gạn lắng chảy vào bể chứa B5 sau đó được bơm qua tháp than hoạt tính và cát đá để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hoàn tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học trước khi tái sử dụng. Chất lượng nước đầu ra này được kiểm soát chặt chẽ.
Bước 6: Xửlý bùn cặn:
Bùn cặn thu hồi từ bể lắng B4 được xả vào hố bùn được thu gom, xử lý định kì bởi cơ quan chức năng.
53
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp Nhựa đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Công Ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn ngày càng khẳng định tiềm lực kinh doanh trong ngành Nhựa chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu qua các nước khác trên thế giới, hướng đến một công ty mang đẳng cấp quốc tế.
Sau hai tháng thực tập, chúng em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu, hiểu rõ hơn về kiến thức các quy trình công nghệ sản xuất nhựa. Chúng em đã có cơ hội trải nghiệm một quy trình sản xuất thực tế. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Công ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn, các phòng ban quản lý, kỹ thuật, kiểm nghiệm mẫu và bộ phận vận hành máy móc trong nhà máy. Đặc biệt là các cô (chú), anh (chị) đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình thực tập thực tế với các thiết bị quy mô lớn, hiện đại, tiên tiến. Tất cả những gì chúng em được biết về các quy trình công nghệ, cách vận hành máy móc và cả cách xử lý sự cố với những thiết bị quy mô lớn cùng với kỹ thuật an toàn lao động đều thật hữu ích và quý báu biết bao. Đây sẽ là tiền đề vững chắc cho chúng em khi bước khỏi ra ghế của nhà trường và bước vào môi trường làm việc sau này.
Bài báo cáo này được hoàn thành không chỉ từ sự cố gắng của bản thân chúng em mà còn từ nhiều phía, nhưng vì thời gian thực tập có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy chúng em rất mong quý Thầy, Cô cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong nhà máy đóng góp ý kiến, để chúng em có thể sửa đổi và bổ sung hoàn thiện hơn.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Khuyến, giáo trình Công nghệ sản xuất chất dẻo, ĐH Tôn Đức Thắng.
[2] Nguyễn Quang Khuyến, giáo trình Kỹ thuật gia công polyme, ĐH Tôn Đức Thắng.
[3] Hoàng Ngọc Cường, Polyme đại cương, ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh, 2010.
[4] Nhữ Hoàng Gia, Đinh Bá Trụ và Lê Thụy Anh, Công nghệ và thiết bị gia công vật liệu polyme, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2008.