Lượng giá những hoạt động thực hành đối chiếu với mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành môn Công tác xã hội cá nhân (Trang 48 - 51)

- : Liên kết không chặt chẽ : Quan hệ tốt từ một phía

2 Vấn đề về sức khỏe, kinh tế gia

6.1 Lượng giá những hoạt động thực hành đối chiếu với mục tiêu đề ra.

dịch bệnh. Giúp thân chủ can thiệp tâm lý để tâm lý được ổn định và thoải mái hơn.

 Trong thời gian làm việc em đều tuân thủ theo đúng quy điều của nghề CTXH.

*Những hoạt động, mục tiêu đã được đề ra ở kế hoạch đều không thể thực hiện được tốt bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch covid ( Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của chính phủ). Nên việc hỗ trợ về mặt sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và mở rộng mối quan hệ xã hội cho thân chủ ( em Trương Văn Tuân) sẽ nhờ sự hỗ trợ can thiệp của phòng công tác xã hội bệnh viện đa khoa huyện, phòng lao động thương binh và xã hội xã, và trường THCS Tiên Phong

6.1 Lượng giá những hoạt động thực hành đối chiếu với mục tiêu đềra. ra.

NVXH tiếp xúc làm quen với thân chủ, tạo cảm giác gần gũi thân mật, tôn trọng với thân chủ

Thân chủ cảm nhận được mong muốn của NVXH là muốn được giúp đỡ, lắng nghe câu chuyện của thân chủ, thân chủ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhóm vì có người hiểu được vấn đề thân chủ đang gặp phải và mong muốn được NVXH giúp đỡ.

Hoạt động tiếp xúc làm quen với thân chủ thành công

NVXH lắng nghe câu chuyện của thân chủ, tham vấn tâm lý cho thân chủ, bước đầu tạo sự ổn định tâm lý, khơi gợi làm những suy nghĩ tích cực cho

thân chủ

Câu chuyện được thân chủ kể lại và NVXH nắm bắt được khái quát các vấn đề thân chủ đang gặp phải. Các vấn đề về suy nghĩ cảm xúc được NVXH tiết chế lại, tạo được ổn định cảm xúc, tránh được thân chủ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân

NVXH thành công trong bước đầu tạo sự ổn định lại về mặt tâm lý cho thân chủ

7. Kết luận.

Từ việc tiếp cận và can thiệp với thân chủ của mình, em rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc tiếp cận và làm việc với đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là nhóm đối tượng có nhiều vấn đề diễn biến trong tâm lý bởi các em đang trong quá trình phát triển về tâm lý và nhận thức, vì thế các em dễ có các suy nghĩ tiêu cực và tâm lý bất ổn nhất là khi trong độ tuổi này lại gặp vấn đề về sức khỏe. Cho nên các em rất cần có người bên cạnh để chia sẻ, động viên cùng vượt qua khó khăn, thử thách và cho các em những định hướng đúng đắn khi các em không biết phải làm gì trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Khi làm việc, can thiệp với đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có những cách thức mới mẻ, sinh động và tự nhiên sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái, dễ dàng tiếp thu và không bị căng thẳng. Những đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng và thanh thiếu niên nói chung ở địa phương còn thiếu nhiều các kỹ năng cho cuộc sống, đặc biệt các kỹ năng liên quan đến tự bảo vệ chính mình, phát triển các mối quan hệ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối mặt với các vấn đề của bản thân, vì vậy nhân viên CTXH cần đẩy mạnh việc giúp các em tăng cường các kỹ năng này. Muốn giải quyết được gốc rễ các vấn đề của thân chủ phải có sự kết hợp từ các phía chủ quan là thân chủ và khách quan là nhà trường, nhân viên CTXH, chính quyền địa phương và gia đình của thân chủ. Việc tạo lập sự liên kết này giúp thân chủ dễ giải quyết được vấn đề của bản thân cũng như phòng ngừa các vấn đề mới phát sinh để thân chủ có thể tự mình ứng phó với các vấn đề của bản thân.

Thời gian 2 tuần thực hành môn họcCTXH với cá nhân kết thúc với nhiều cảm xúc, kết quả. Một mặt được trau dồi, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học trên lớp. Một mặt được trải nghiệm thực tế, được thực hành trong tình trạng diễn biến phức tạp của dịch covid 19, được tiếp cận và xử lý các tình huống bất ngờ và nhiều khó khăn, hoàn toàn khác với lý thuyết trên lớp, tạo điều kiện giúp em có được những khả năng phản xạ và quyết đoán giải quyết tình huống linh hoạt hơn. Trong thời gian hoạt động thực hành môn học địa phương mặc dù vẫn chưa giải quyết được mọi khó khăn mà em đã và đang gặp phải, song đây là lần đầu tiên em cảm thấy mình dần dần trở thành một hình tượng nhân viên CTXH thực sự. Được vận dụng và thực hành những kiến thức đã học trong nhà trường, điều này mang đến cho em những trải nghiệm thú vị, những cảm xúc đặc biệt, mới lạ.

Trong quá trình làm bài em đều tuân thủ quy điều đạo đức của nghề CTXH.

Do hoàn cảnh thực hành khá đặc biệt, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch covid 19 nhưng em vẫn được sự quan tâm của quý thầy cô. Đặc biệt là cô Trương Thị Tâm, người trực tiếp hướng dẫn trong đợt thực hành lần này.

Cảm ơn đến các anh chị trong văn phòng đoàn xã nói riêng và các cán bộ trong UBND xã nói chung đã hết sức tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực hành này. Đặc biệt nhất em muốn cảm ơn thân chủ của mình là em Trương Văn Tuân đã giúp em tiến bộ rất nhiều trong việc trải nghiệm và làm việc thực tế với thân chủ. Có thể những kỹ năng, kiến thức khi vận dụng em vẫn chưa xử lý linh hoạt, còn nhiều điểm rối chưa đem lại kết quả tốt nhất cho thân chủ của mình, nhưng em tin rằng với những kỹ năng, kinh nghiệm ở bài thực hành đầu tiên này sẽ là bước tiến cho những lần thực hành tiếp theo.

Hi vọng với tất cả khả năng mà em có, thân chủ sẽ có cuộc sống tích cực hơn, mau chóng được điều trị bệnh, sớm trở lại sinh hoạt như các bạn cùng trang lứa. Em Tuân sẽ có thêm được sự tự tin, nghị lực, không còn những suy nghĩ tiêu cực hay mặc cảm, tiếp tục học tập, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm kỹ năng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành môn Công tác xã hội cá nhân (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w