II. Môt số giải pháp quản lý sự thay đổi đối với quản lý nhân sự trong khu vực hành chính công trong tình hình hiện nay.
4. Đổi mới công tác khen thưởng, tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên
chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức
Khen thưởng, tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức cần được quy định là nội dung bắt buộc trong quá trình xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển đội ngũ , viên chức.
Cần xác định đúng, đầy đủ các chế độ, chính sách khen thưởng, tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức mà họ cần phải có để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng, vững vàng về trình độ và năng lực chuyên môn, say mê, tâm huyết với nghề nghiệp và đề cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Đổi mới toàn diện và đồng bộ chính sách khen thưởng, tôn vinh và các cơ chế, chính sách liên quan để phát huy, phát triển tốt năng lực nội sinh của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vì sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng chính sách khen thưởng, tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính như đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao đã được Đảng đề ra: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ”.
Đổi mới phương pháp đánh giá công chức để có biện pháp sử dụng, trọng dụng, khen thưởng, tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức. Ban hành
các tiêu chí, tiêu chuẩn thống nhất để khen thưởng, tôn vinh giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, tính tích cực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, trước hết là đội ngũ chuyên gia đầu ngành của một số lĩnh vực quản lý nhà nước trọng điểm, chủ chốt, trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Quản trị thay đổi chính là sự phá vỡ những thông lệ thường ngày đang bị kèm hãm sự phát triển thay vào đó là cái mới, thúc đẩy sự phát triển của đơn vị theo hướng tích cực và hiệu quả. Khi có sự thay đổi mới xuất hiện thì chúng ta phải tìm cách đối phó chúng, phải vượt qua sự thay đổi đó, thì mới có thể trở về trạng thái bình thường. Và thế nếu đơn vị thực hiện thay đổi như các giải pháp đề xuất trên sẽ mang lại các hiệu quả tích cực giúp phát triển đơn vị theo hướng tốt đẹp. Giúp người cán bộ, công chức dễ dàng trong thực hiện nhiệm vụ, an tâm trong công tác góp phần nâng cao được chất lượng công việc.
Nguồn nhân lực trong khu vực công có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đó là những con người được sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch định xây dựng và thực hiện chính sách, đưa chính sách pháp luật vào đời sống xã hội. Hạn chế về nguồn nhân lực công sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu mà nhà nước đặt ra, không thể phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi khu vực công phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực thi hoạt động công vụ. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự thành công hay thất bại của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước đều được quyết định bởi chính nguồn nhân lực trong khu vực công. Vì vậy, đổi mới quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công luôn là mối quan tâm, là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đổi mới quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở Việt Nam. (2020, 8
15). Đã truy lục 7 1, 2021, từ
https://tcnn.vn/news/detail/41056/Doi_moi_quan_ly_nguon_nhan_luc_trong_ khu_vuc_cong_o_Viet_Namall.html
Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra. (2029, 9 4). Đã truy lục 7 1, 2021, từ https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/
/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/quan-ly-nguon-nhan-luc-trong-khu- vuc-cong-o-nuoc-ta-hien-nay-va-nhung-van-e-at-ra
Quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công. (2019, 11 23). Retrieved 7 1, 2021, from http://baolamdong.vn/xahoi/201611/quan-tri-nguon-nhan-luc- trong-khu-vuc-cong-2757886/
Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp. Đã truy lục 7 1, 2021, từ https://www.academia.edu/19662774/LY_THUY%E1%BA%BET_V
%E1%BB%80_QU%E1%BA%A2N_LY_S%E1%BB%B0_THAY_D %E1%BB%94I
THIỆN, N. N. (2019, 11 1). Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đã truy lục 7 1, 2021, từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815203/ doi-moi%2C-nang-cao-hieu-luc%2C-hieu-qua-quan-ly-nha-nuoc-ve-van-hoa- dap-ung-yeu-cau-phat-trien-ben-vung.aspx
Vân, T. N. Quản trị sự thay đổi trong tổ chức. Đã truy lục 7 1, 2021, từ http://ktkt.vanlanguni.edu.vn/chi-tiet-hoc-thuat/quan-tri-su-thay-doi-trong-to- chuc-284.html