Tình hình đạo tạo giáo dục quốc phòng an ninh trong các trường

Một phần của tài liệu scfull com van ab tieu luan (Trang 32 - 38)

học , cao đẳng.

A/ Về mặt lí luận:

Bối cảnh thế giới và trong nước.

Bảo vệ Tổ quốc luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, thực tế cho thấy các thế lực thù địch luôn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CNXH ở mỗi nước. Thực tế, vào những năm giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không dễ gì dùng bạo lực vũ trang để tiêu diệt CNXH ở mỗi nước hay trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, chúng phải thay đổi bằng chiến lược, cùng với thủ đoạn dùng sức mạnh quân sự để răn đe, đã chú trọng sử dụng biện pháp “hoà bình” nhằm chống phá và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Chiến lược “diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, sử dụng tổng hợp các biện pháp phi vũ trang nhằm làm suy yếu từ bên trong và tiến tới lật đổ các nước XHCN.Chủ nghĩa đế quốc có thể sử dụng lực lượng phản ứng nhanh can thiệp, hỗ trợ lực lượng bạo loạn lật đổ và nhanh chóng hợp pháp hoá hành động của lực lượng phản động.

Đối với sinh viên các trường đại học.

Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010) xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,

trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục đào tạo, từ trung học phổ thông (THPT) đến đại học (ĐH) và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể.

Nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng (QP), an ninh (AN); truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH; có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối QP, AN và công tác quản lí nhà nước về QP, AN; có kĩ năng QP, QS, AN cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QP toàn dân, AN nhân dân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

B/ Về mặt thực tiễn

Đến năm học 2011-2012, trên toàn quốc có 414 trường ĐH, CĐ (188 trường ĐH: 138 công lập, 50 ngoài công lập; 412 trường CĐ: 196 công lập, 30 ngoài công lập) với 2.162.106 SV (ĐH: 1.435.887 SV, CĐ: 726.219 SV). Về mạng lưới GDQP-AN đến nay trên toàn quốc có 35 TT GDQP-AN (16 trung tâm được thành lập theo Quyết định số 07/2003/QĐ-TTg ngày 09/01/2003 của Thủ trướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch Hệ thống TT GDQP SV giai đoạn 2001-2010; 16 trung tâm được thành lập theo Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập TT GDQP-AN tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009-2015 và những năm tiếp theo và 3 TT GDQP- AN Bộ GDĐT tạo thành lập), 13 khoa và 26 bộ môn (hoặc tổ) GDQP-AN với gần 573 cán bộ quản lí và giảng viên. Tại Sở GDĐT của 26 tỉnh, thành phố

trọng điểm được biên chế sĩ quan biệt phái; các trường THPT và TCCN được biên chế giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN .

Hơn 50 năm qua GDQP-AN đã thu được những kết quả đáng khích lệ, môn học đã trang bị cho lớp trẻ những kiến thức về QP, AN, nền nếp, tác phong, kỷ luật quân đội, lớp lớp HS,SV trong thời chiến đã lên đường làm nhiệm vụ đánh giặc giải phóng dân tộc, góp phần thống nhất đất nước; trong thời bình đã góp phần không nhỏ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

C/ Nội dung giảng dạy ở các trường đại học :

Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù bởi trong quá trình học, đặc biệt trong nội dung thực hành mọi hành động của giáo viên và học sinh phải tuyệt đối thực hiện quy tắc an toàn, nếu không nguy hiểm đến tính mạng của của thầy và trò. Do đó phương pháp giảng dạy môn học GDQPAN cũng đặc thù. Ngoài phương pháp giảng giải, giảng thuật, giảng diễn, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng sách và tài liệu còn yêu cầu có thao trường, bài tập,có binh khí kèm theo do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý.

Các phương pháp đặc thù của môn học:

1. Phương pháp trực quan: là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ở các dạng khác để minh họa, cụ thể hóa nội dung dạy học. Tính đặc thù:

+ Các phương tiện trực quan tạo ra “điểm tựa” thị giác cho người học làm cho nội dung học trở nên “gần gũi hơn”.

+ Kết hợp tốt với “thị giác” trực tiếp qua lời giảng.

2. Phương pháp làm mẫu: là phương pháp dùng động tác mẫu để tạo hình ảnh trực quan và biểu tượng cụ thể với đối tượng học tập. Tính đặc thù:

+ Người làm mẫu phải thuần thục động tác.

3. Phương pháp quan sát: là phương pháp dùng các giác quan kết hợp với phương tiện, tri giác với hiện tượng. Tính đặc thù của phương pháp này là quan sát học sinh luyện tập để biết điểm học sinh tập sai và kịp thời sửa tập.

4. Các phương pháp dạy học thực hành:

4.1 Phương pháp luyện tập: là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác, hành động theo một quy trình kỹ năng, một cách có ý thức, nhằm thuần thục động tác. Tính đặc thù:

- Luyện tập có 3 mức độ: tái hiện, vận dụng, sáng tạo. - Chia 3 giai đoạn: bắt đầu, cơ bản, hoàn thiện.

- Theo 3 bước:

+ Bước 1: làm nhanh khái quát động tác + Bước 2: làm chậm, vừa phân tích động tác + Bước 3: làm tổng hợp, có phân chia cử động

4.2 Phương pháp thực hành có sử dụng vũ khí: là phương pháp trực tiếp tiến hành các thao tác động tác có sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến đấu.

- Tính đặc thù: người học phải nắm vững quy trình, quy tắc tiến hành các quy định bảo đảm an toàn cho người tập và vũ khí trang bị.

5.1 Phương pháp khởi động trí tuệ: là phương pháp sử dụng các cách thức kích thích, tư duy người học ở thời điểm đầu buổi học, nhằm tạo ra tâm thế sẵn sàng học tập tốt. Tính đặc thù:

- Nêu lên tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề học tập trong lí luận, đời sống, hoạt động quân sự, quốc phòng và an ninh.

- Khích lệ người học, lôi cuốn chú ý, khơi dậy hứng thú, kích thích tính linh hoạt.

5.2 Thảo luận nhóm tranh luận các vấn đề học tập: là phương pháp tạo ra tình huống học tập với những kiến thức khác nhau trong giải quyết vấn đề kỹ thuật và chiến thuật, tranh luận vấn đề đi tới giải pháp hoàn thiện nhất một cách tích cực, sáng tạo. Tính đặc thù phương pháp này:

- Khích lệ ý tưởng mới, cách giải quyết tình huống kỹ thuật, chiến thuật học tập một cách độc lập sáng tạo, hướng tranh luận vào vấn đề trọng tâm và kết luận theo mục tiêu bài học.

5.3 Phương pháp đóng vai: phương pháp này mang tính tích cực, trong đó người dạy tái tạo, mô hình hóa các hành động đặc trưng của hoạt động của đối phương, tổ chức cho người học sắm vai hành động của địch để thực hiện những thao tác phù hợp đối phó, tạo thành kỹ năng hoạt động học cho học sinh…Đặc thù phương pháp này:

- Giáo viên điều khiển các tình huống đóng vai, người sắm vai thể hiện các thao tác, hành vi…

- Giáo viên và học sinh xử lý các giải pháp hóa giải để chiến thắng địch. 6. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

Là cách thức, biện pháp xem xét thực trạng kết quả nhận thức của người học. trong đó có các loại kiểm tra:

- Kiểm tra vấn đáp.

- Kiểm tra viết (đặc biệt chú trọng)

- Kiểm tra thực hành: là cách thức xem xét và đánh giá các kỹ năng, kỹ xảo đạt được của người học thông qua việc giao cho họ thực hiện thao tác, hành động theo bài tập được giáo viên chuẩn bị trước để đánh giá trình độ đạt được.

- Ngoài các dạng trên còn một số các phương pháp kiểm tra khác: + Trắc nghiệm khách quan

+ Dạng câu điền khuyết

+ Dạng câu lựa chọn đúng, sai + Dạng câu lựa chọn cặp đôi

► Tóm lại, trên đây là một số phương pháp đặc thù của bộ môn, nhằm kích thích hoạt động nhận thức của học sinh , sinh viên trong các buổi học. Trong thực tế, các phương pháp đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh rất đa dạng, cần tiếp tục có sự khái quát, vận dụng chúng phù hợp mục tiêu, nội dung và đặc điểm dạy học GDQPAN.

Ngày nay công tác giảng dạy nội dung Quốc phòng An ninh ngày cang đa dạng song cũng đáp ứng được nội dung cơ bản, đào tạo bày bản và linh hoạt trong tình hình mới. Gây nên cảm giác hứng thú theo học ở học sinh , sinh viên. Các sinh viên có thể rèn luyện sức khỏe cũng như trang bị cho mình kỹ năng về quốc phòng an ninh. Trở thành một công dân có ích, một sinh viên tiên tiến

viên có thêm trải nghiệm và kích thích học tập. Tuy nhiên cũng có một bộ phận thờ ơ, coi môn học này là một môn phụ và có những suy nghĩ lệch lạc, không thực hiện nghiêm chỉnh cần có sự lên án và răng đe, thực hiện kế hoạch tuyên truyền ý thức của sinh viên trong và ngoài trường đại học.

Một phần của tài liệu scfull com van ab tieu luan (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)