Kiểm định phi tham số

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG (Trang 34 - 36)

III. MÔ TẢ THỐNG KÊ

5. Kiểm định phi tham số

 Kiểm định sự giống nhau về tần suất sử dụng trà sữa của nam và nữ. Giả thuyết:

H0: Giả sử tần suất sử dụng trà sữa của nam và nữ giống nhau. H1: Giả sử tần suất sử dụng trà sữa của nam và nữ khác nhau.

THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ KINH TẾ

MÔN HỌC

Kết luận: Ta thấy giá trị Asymp.Sig.(2-tailed) bằng 0.277>0.05. Chấp nhận H0: Số lần xuống căn tin của nam và nữ giống nhau.

IV. KẾT LUẬN:

1. Kết quả đạt được:

Nhóm đã thu thập các dữ liệu để khảo sát nhu cầu sử dụng trà sữa của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy sinh viên tại trường khá hài lòng với hãng trà sữa mà họ hay sử dụng:

- Menu đồ uống ở mức bình thường, không mấy đa dạng - Giá cả phù hợp với học sinh, sinh viên

- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo - Vệ sinh tương đối sạch sẽ

- Chất lượng phục vụ tốt

- Không gian quán và cách thức bài trí đồ uống tương đối thõa mãn được sở thích của sinh viên

- Các khuyến mại/ quà tặng vẫn chưa thu hút được sinh viên

Trong mỗi yếu tố trên, vẫn còn tồn tại một số sinh viên đang có phần không hài lòng về quán trà sữa mà họ đang thường sử dụng, chủ yếu rơi vào yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ tại quán.

Từ đó thu thập thêm được mức độ kỳ vọng của sinh viên đối với hãng trà sữa đó

:

- Các yếu tố bao gồm: menu đồ uống,giá cả, vệ sinh, không gian quán và chất lượng sản phẩm là những yếu tố có mức độ kì vọng cao ở sinh viên. - Các yếu tố còn lại như: chất lượng phục vụ tại quán, hình thức trang trí

trà sữa và các chế độ khuyến mãi/ quà tặng đều ở mức kì vọng tương đối bình thường.

Thu nhập của sinh viên chủ yếu từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng mỗi tháng, trong đó số tiền chi cho trà sữa chủ yếu là 30.000 - 100.000 đồng. Hầu hết các sinh viên đều lựa chọn các loại trà sữa có thương hiệu và hương vị, giá cả chính là hai tiêu chí tiên quyết để lựa chọn tiêu dùng. Loại trà sữa có thương hiệu được tin dùng nhiều ở sinh viên chính là Gong Cha và topping dùng kèm với trà sữa chủ yếu là trân châu.

Mức độ yêu thích của sinh viên đối với trà sữa chỉ ở mức bình thường, họ chỉ đi khi được bạn bè mời hoặc rủ rê và vào những lúc có thời gian rảnh. Thời gian ngồi tại quán của số đông sinh viên là trên 1 tiếng.

Tần suất sử dụng trà sữa của phần lớn sinh viên là 2 tuần/lần, sử dụng nhiều vào buổi tối và hầu hết đều lựa chọn hình thức mua trực tiếp tại quán thay vì sử dụng các kênh thương mại điện tử như Now, Grab, ...

Chủ yếu các sinh viên đều biết đến trà sữa lần đầu tiên thông qua lời giới thiệu của bạn bè/ người thân.

2. Hạn chế của nghiên cứu:

Nghiên cứu được khảo sát đa số bởi các sinh viên năm 2, và đa phần là nữ nên có sự chênh lệch về độ tuổi và giới tính, có thể dẫn tới việc sai lệch ít nhiều với thực tế.

Nghiên cứu chỉ đưa ra các mức độ hài lòng hay chưa hài lòng, mà chưa khảo sát được từng thái độ cụ thể của sinh viên, nên nhiều sinh viên chưa thể hiện rõ thái độ của mình đối với chất lượng của một hãng trà sữa họ tin dùng để đánh giá một cách khái quát.

Tương tự với mức độ kì vọng của sinh viên, chỉ dừng lại khảo sát ở mức độ cao hay thấp mà chưa thực sự đi sâu vào để tìm hiểu là sự kì vọng đó như thế nào, cụ thể ra sao để khắc phục được vấn đề của quán trà sữa đó hiện nay.

Chưa có số liệu cụ thể của một số mục khảo sát mà chỉ rơi vào các khoảng nhất định.

3. Hướng phát triển tiếp tiếp theo của đề tài:

Qua các dữ liệu đã được ghi nhận, nhóm sẽ cố gắng tìm hiểu và góp ý với hãng trà sữa mà hầu hết các sinh viên tin dùng là Gong Cha cũng như một vài quán trà sữa thịnh hành khác. Với mục đích là để cải thiện các hạn chế, những điểm cần khắc phục mà các quán trà sữa hiện này đang mắc phải.

Đề tài cũng là tư liệu để các bạn sinh viên có những cái nhìn tiêu chuẩn về kinh doanh, và những tiêu chuẩn làm hài lòng khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn, nước uống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w