Thăng Long – Kinh đô của nước Đại Việt đã từng rất phồn thịnh vào các thế kỉ 11 – 15, dưới triều đại Lý – Trần – Lê Sơ. Nhưng do nhiều nguyên nhân và biến cố lịch sử, những dấu tích về một Kinh đô Thăng Long xưa đến nay chỉ còn lại những hoài niệm về một Kinh đô đẹp đẽ, tráng lệ và thanh lịch, khiến cho chúng ta hôm nay không thể không lần tìm, khôi phục lại.
Tháng 12/2002,khu 18 Hoàng Diệu được phát lộ.Cuộc khai quật này được coi là cuộc khai quật lớn nhất từ trước tới nay được tiến hành trong hơn một năm với số lượng di vật tìm thấy lên đến hàng triệu phần nào giải thích được không gian hoàng thành xưa chấm dứt cuộc tranh cãi muôn thuở giữa các nhà khảo cổ.
Sau 8 năm khai quật,khu khảo cổ đã mở cửa đón khách tham quan lần đầu tiên vào dịp đại lễ 1000 năm TL-HN.Với điện tích là:hơn 45 ha.Khu khảo cổ được chia thành 4 khu theo tên:A,B,C,D:
Khu A:nằm giáp đường Hoàng Diệu,đây là nơi đã phát hiện được nhiều dấu tích quan trọng tiêu biểu như “kiến trúc nhiều gian”thuộc niên đại nhà Lí-Trần…
Khu B:nằm tiếp giáp và song song với khu A,nơi đây cũng phát hiện khá nhiều những di tích thời Lì-Trần.Khu C:nằm cạnh khu B,liền kề với khuôn viên Quảng trường Ba Đình,khu này mới khai quật được 5 hố đào.
Khu D:nằm ở Trung tâm thể thao Ba Đình,cạnh đường Độc Lập,…,khu vực này đã khai quật được 7 hố(D1-D7).
Theo thông tin tìm được,ngày 28/12,Viện khoa học xã hội Việt Nam đã bàn giao 2 khu là khu A và khu B cho UBND Tp Hà Nội.
Trước khi khai quật khu vực này thì địa thế ở đây rất là cao trước kia chính là 1 doanh trại quân đội đóng quân tại đây.Vì mới đầu dự kiến là xây nhà Quốc Hội nhưng theo luật di sản thì phải thăm dò địa chất xem dưới đó có gì không .Và khi thăm dò thì thấy có rất nhiều hiện vật lên đã đề nghị Thủ tướng cho dừng công trình này để đào lên và khi đào lên thì nhìn thấy rất nhiều khảo cổ học ngày xưa. Nhờ vào khu khảo cổ này, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nhìn chung các lớp đất văn hóa khai quật được thường xuất hiện ở độ sâu 1m trở xuống và dày từ 2m đến 3.2m. Ở các vị trí khai quật đều tìm thấy các dấu tích văn hóa dày đặc của nhiều triều đại xếp chồng lên nhau.Ở nhiều điểm các nhà khảo cổ đã tìm
thấy hàng chục các dấu tích kiến trúc được xây dựng rất kiên cố. Bình diện mặt bằng của các di tích được nhận diện rõ qua hệ thống các móng trụ cột được chống lún bằng gạch sỏi và gạch ngói vụn đặc biệt có dấu tích thời Lý-Trần lần đầu tiên được tìm thấy trong hoàng thành còn giữ được nguyên vẹn các chân tảng đá hình hoa sen ở đúng vị trí ban đầu. Bên cạnh đó còn tìm thấy loại hình kiến trúc nhỏ có mặt bằng gồm một trụ móng hình vuông ở giữa xung quanh có 6 trụ hình tròn.Các nhà khoa học cho rằng lầu lục giác nằm ở ven sông hồ.các kiến trúc trên được bố trí thành từng dãy và phân bố theo hướng bắc nam. Khu vực này ngày xưa có thể là nơi thưởng ngoạn của Vua,Công chua và Hoàng tử.Ở đây, người ta đếm được 11 cái lầu lục giác khoảng 3-4m
Đây là dòng sông Đào thời Lê Sơ TK 15 và nó là một con sông rất cổ, chạy thẳng từ khu vực này cho tới Hồ Tây và ở cuối con sông các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 1 con thuyền dài 16 m. Hiện tại vì lí do chưa khai quật hết được cả con thuyền và sợ bị hư hại nên người ta đã để một bức ảnh con thuyền lên trên như vậy nhưng phía dưới chính là con thuyền gỗ thật và còn tương đối nguyên vẹn. Việc tìm thấy dấu tích này chứng tỏ thành thăng long xưa có sự đi lại bằng đường thủy đặc điểm thường thấy ở các đô thị cổ Việt Nam có chức năng giao thông và thoát nước
Hiện trạng khảo cổ học (tầng văn hoá, hiện vật) và kết quả khảo sát địa chất khu vực này cho phép khẳng định có một dòng chảy cổ (theo hướng Bắc – Nam) ở phía Tây các phế tích nói trên. Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại.
Chỉ trong khoảng diện tích khảo cổ khoảng 3,3ha ở số 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tới 26 giếng nước cổ. Tất cả những giếng nước ấy đều là của hoàng cung, trong khi diện tích 3,3ha thậm chí chưa bằng một phần diện tích của một làng trung bình.
Chiếc giếng cổ nhất được phát hiện trong khu Hoàng thành Thăng Long là giếng Đại La, có từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9. Giếng có độ sâu 5,9m. Thành giếng được xếp bằng gạch theo kiểu 4 hàng gạch nằm xen kẽ với 1 hàng gạch đứng. Gạch được xếp khít với nhau, đủ để ngăn đất, bùn ngấm vào giếng, mà chỉ giữ lại nguồn nước ngầm trong vắt. Nét độc đáo này được tìm thấy trong tất cả các giếng cổ tại khu vực Hoàng thành.
Lớp gạch phía trên của giếng nước thời Đại La là gạch vồ thời Lý. Điều đó cho thấy, nhà Lý đã tận dụng những giếng nước có sẵn từ thời Đại La để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong khu vực Hoàng cung. Đó cũng là minh chứng rõ nét nhất cho thấy, vua
Lý Thái Tổ đã kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của thành Đại La xưa cũ, không phung phí tiền bạc để làm mới mọi thứ trong Hoàng thành.
Thời Trần, do quy hoạch Hoàng thành phát triển ngày càng mạnh hơn, với nhiều công trình kiến trúc mọc lên hơn, nhu cầu về nước vì thế cũng cao hơn. Bởi vậy, nhà Trần đã cho đào thêm nhiều giếng nước mới mang phong cách xây dựng thời kỳ này rất rõ rệt. Giếng nước thời Trần được xếp chéo xương cá, một lối xây dựng cực kỳ thông minh bởi có độ bền chắc cao hơn, trong điều kiện không có chất kết dính giữa những viên gạch. Các viên gạch được xếp chéo liên hoàn tạo ra sự liên kết vững chãi không dễ bị phá vỡ, dù lực tác động lớn như thế nào. Điều đó được minh chứng rõ nét bởi sự tồn tại còn tương đối nguyên vẹn của giếng thời Trần, mặc dù Hoàng thành đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh, đốt phá, những cơn địa chấn, lũ lụt lớn nhỏ…
Sang thời Lê, giếng nước được phát triển ngay từ những vật liệu xây dựng. Giếng nước thời Lê được xếp hầu như toàn bộ bằng đá, bao gồm đá chân tảng, đá hộc hay đá phiến. Đây là một bước tiến trong kỹ thuật làm giếng khơi, bởi đá có tác dụng thanh lọc nước ngầm rất tốt. Bởi vậy, nước giếng khơi được xây dựng bằng đá thường có độ trong, mát và ngọt cao hơn so với giếng xếp bằng gạch đỏ thông thường.
Có thể nói 18 Hoàng Diệu là một mảnh đất mãu mỡ với bất kỳ một nhà khảo cổ, nhà nghiên cứ lịch sử nào vì còn rất nhiều di vật vẫn còn chìm sâu trong lòng đất.