Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ :

Một phần của tài liệu phát triển công nghệ bán lẻ sản phẩm sữa vinamilk của doanh nghiệp tư nhân nam hưng trên địa bàn thị xã tuyên quang (Trang 29 - 32)

- Các mặt hàng kinh doanh lâu năm đã có uy tín đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ thì cửa hàng cần duy trì tốt và không ngừng tăng chất lượng các dịch vụ trước và sau bán cho khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin cho người mua sản phẩ, nhất là phu nữ có thai và các bé từ 0 tuổi trở lên, nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm thích hợp và cửa hàng cũng phải có quan hệ tốt với các nguồn hàng, đảm bảo cung cấp hàng thường xuyên, liên tục, kịp thời.

Một số đề xuất khác .

Mặc dù không thiết lập phòng Marketing riêng do qui mô nhỏ lực lượng lao động không lớn, nhưng cửa hàng cần quan tâm hơn nữa đến các luồng thông tin từ khách hàng, bạn hàng, các đối thủ cạnh tranh làm sao phải nhanh nhạy, chuẩn xác độ tin cậy cao vì công nghệ thông tin là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp trong thời cuộc bùng nổ thông tin kinh tế thị trường hiện nay. Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần hoàn thiện một số việc sau:

- Hoàn thiện báo cáo hệ thống nội bộ, đây là một hệ thống thông tin Marketing cơ bản và rất quan trọng, các nhà quản trị Marketing của cửa hàng cần phải phân tích rõ các báo cáo đơn đặt hàng, báo cáo tình hình tiêu thụ qua đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh.

- Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin bên ngoài qua những nhân viên trực tiếp bán lẻ cho khách, hoặc lấy các thông tin của các đối thủ cạnh tranh.

- Hoàn thiện hệ thống phân tích thông tin Marketing, khi có thông tin thu thập được rồi cần phải phân tích đánh giá đúng thông tin từ đó đưa ra các phương án kế hoạch kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo cửa hàng.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp muốn phát triển mạnh, khẳng định được vị thế của mình thì việc xây dựng được một thương hiệu mạnh, có uy tín là vấn đề sống còn .

Ngày nay, giao tiếp khuyếch trương ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất xã hội. Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp ngày càng phát triển, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đang có những nỗ lực nhằm thúc đẩy hàng bán ra, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt. Doanh nghiệp cũng đã có những kế hoạch nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới. Các công cụ như quảng cáo, chào bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp hay doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình quảng cáo thông qua các phương tiện chủ yếu như Quảng cáo qua Panô, áp phích… tại các điểm bán hàng nhất

là trong thời gian tiến hành các chương trình giảm giá, khuyến mại thì hiệu quả mang lại cũng rất cao.

- Tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá, mua hàng trúng thưởng để tăng lượng hàng tiêu thụ, đồng thời thu hút sự chú ý của khách hàng

- Tăng cường các dịch vụ khách hàng để khách hàng cảm thấy thoả mãn, hài lòng khi sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp .

Hoàn thiện nỗ lực phân phối.

Việc hoàn thiện tổ chức Marketing phân phối bán lẻ được tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của cửa hàng qua hình thức bán buôn hoặc bán lẻ đến người tiêu dùng miễn làm sao tiêu thụ được hàng nhanh gọn nhất.

- Hoàn thiện hệ thống kho bãi để bảo quản hàng cho tốt cửa hàng cần sửa chữa lại kho để hàng cho phù hợp, khi hàng về kho cần nhận, lựa chọn và sắp xếp, phân loại hàng hoá để tiện quản lý, phân phối hàng khoa học.

- Hoàn thiện hệ thống vận chuyển hàng hoá hàng lấy từ các Công ty, nhà máy xí nghiệp sản xuất về kho và từ kho vận chuyển đến cửa hàng bằng các xe ô tô chuyên dùng của cửa hàng bảo đảm vận chuyển hàng nhanh gọn bảo đảm chất lượng.

- Hoàn thiện hệ thống nhân viên bán hàng năng động nhiệt tình sáng tạo, yêu nghề và có kiến thức về sản phẩm cửa hàng bán.

3.2.4. Một số các kiến nghị . 3.2.4.1. Đối với nhà nước.

Do đây là nguồn hàng cung cấp cho các tỉnh chính vì thế mà cần sự quan tâm của đảng và nhà nước về sự phát triển của nền kinh tế vùng nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp phát triển. Song vẫn còn

có những chính sách không thuận lợi và hệ thống pháp luật chưa thật chặt chẽ, vẫn có những khe hở cho hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dung tràn lan trên thị trường dẫn tới giảm sức cạnh tranh của sản phẩm

Để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thì nhà nước cần cân nhắc giải quyết các kiến nghị sau:

Phát triển đồng bộ các yếu tố

Môi trường kinh doanh và hoàn thành cơ chế tự do kinh doanh theo khuôn khổ luật định cho các Công ty kinh doanh. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực phải có đăng ký kinh doanh, phát triển các hoạt động kinh doanh theo đúng giấy phép kinh doanh đăng ký, tuân thủ pháp luật hiện hành. Nhà nước cần phải quản lý một số hữu hạn các chỉ tiêu tài chính của Công ty, cần bảo đảm quyền cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý đối với sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ ở các tỉnh và thành phố.

Nhà nước cần có một hệ thống chính sách quản lý đồng bộ, hữu hiệu với một số giải pháp chủ yếu như sau:

- Sớm củng cố và tăng cường công tác và quản lý thị trường. - Khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính cho các tổ chức kinh tế.

- Hoàn chỉnh các chính sách thuế nhằm kích thích phát triển kinh doanh. - Phát triển hệ thống ngân hàng với các loại hình thích hợp tạo điều kiện huy động cho vay vốn.

- Hoàn thiện chế độ tiền lương, bảo hiểm cho người lao động.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp rườm rà trong đăng ký kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển công nghệ bán lẻ sản phẩm sữa vinamilk của doanh nghiệp tư nhân nam hưng trên địa bàn thị xã tuyên quang (Trang 29 - 32)