Nguyễn Thiện Nhân Bắc Giang

Một phần của tài liệu BienBan26-3c (Trang 38 - 40)

Kính thưa Đoàn chủ tọa,

Kính thưa các đại biểu Quốc hội,

Chúng tôi dự kiến phát biểu về 3 nội dung nhưng vì thời gian có hạn nên tôi xin phép nói 1 nội dung, đó là Chính phủ triển khai nghị quyết của Quốc hội về vấn đề thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như thế nào. Trong nhiệm kỳ qua Quốc hội có thông qua 2 văn bản rất quan trọng liên quan đến vấn đề này, đó là Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới một số nội dung cơ chế tài chính, giáo dục đào tạo trong đó có vấn đề thâm niên cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và sau đó là luật sửa đổi một số nội dung Luật giáo dục 2005. Trong quá trình triển khai, báo cáo đại biểu Quốc hội có một số đặc điểm như sau:

Từ năm 1988 đến tháng 12/1993 các nhà giáo có phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên này vừa góp phần tăng thu nhập trong lúc giảng dạy, làm việc, đồng thời khi về hưu là cơ sở tính lương hưu. Nhưng từ tháng 1/1994 đến nay không còn chế độ phụ cấp thâm niên và vừa qua theo nghị quyết của Quốc hội chúng ta sẽ thực hiện phụ cấp thâm niên từ năm 2011. Nguyên tắc là các nhà giáo đã giảng dạy từ 5 năm trở lên thì được 5% tiền lương tính làm thâm niên và mỗi một năm sau đó là 1% tiền lương.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thấy rằng nếu chúng ta chỉ tính thâm niên cho giáo viên từ năm 2011 thì các giáo viên không có thâm niên từ tháng 1/1994 đến tháng 12/2010 thì như thế nào? Sở dĩ vừa qua chuẩn bị lâu vì ý kiến bên ngành giáo dục đào tạo và một số Bộ ý kiến còn khác nhau về điểm này. Ý kiến thứ nhất cho rằng Luật giáo dục ghi thâm niên cho nhà giáo chứ không ghi là thâm niên tính cho nhà giáo về hưu, nên đề nghị không tính số nhà giáo về hưu. Chính phủ có chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo làm rõ, những nhà giáo nghỉ hưu năm 1994 tức là vào nghề vào năm1955 và 1960, đây là đội ngũ nhà giáo đóng góp cho giáo dục sau cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến năm 1994. Những nhà giáo nghỉ hưu vào tháng 12/2010, tức là vào nghề từ năm 1973 hoặc 1978 cho đến nay, đây là những người góp phần phát triển hệ thống giáo dục trước và sau chiến tranh cho đến khi chúng ta hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Tổng cộng có 180.000 giáo viên nghỉ hưu trong giai đoạn này. Về lý, nếu chúng ta không tính có thâm niên để tính vào lương hưu cho nhà giáo thì ngành giáo dục thấy rằng đây là những người có công rất lớn cho giáo dục chúng ta, có lẽ tình cảm, trách nhiệm với đội ngũ này chưa được trọn vẹn. Tuy nhiên đây sẽ là nghị quyết của Chính phủ, nhưng vừa qua Chính phủ đã gửi dự thảo có nội dung này với 2 loại ý kiến, ủng hộ và không ủng hộ Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên.

Ngày 22/03 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp tiếp Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch Hội cựu giáo thức, các đồng chí Hội cựu giáo thức thiết tha đề nghị quan tâm đến đội ngũ giáo viên đã nghỉ hưu trong giai đoạn chúng tôi vừa nêu và Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị chuẩn bị văn bản, làm thế nào thể hiện được tình nghĩa của chúng ta đối với lực lượng giáo viên rất quan trọng từ năm 1955 đã cống hiến cho nhà nước đến năm 2010.

Nội dung thứ hai còn có khó khăn là do thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên, nhưng thực tế các giáo viên dạy giỏi ở các trường phổ thông đã được giới thiệu làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường và nếu làm tốt được điều về phòng giáo dục quận huyện, sở giáo dục đào tạo các tỉnh, các đồng chí này nếu không được hưởng phụ cấp thâm niên thì cũng rất thiếu sự động viên, về phòng quản lý thì không còn phụ cấp giảng dạy, không còn phụ cấp thâm niên. Cho nên phòng giáo dục đề nghị các thầy cô giáo này tuy có chuyển về quản lý và đã có nhiều kinh nghiệm dạy giỏi, quản lý tốt vẫn được phụ cấp thâm niên. Điều này đang lấy ý kiến của thành viên Chính phủ.

Cuối cùng, ngành tài chính đã dự trù sẵn kinh phí để triển khai vấn đề này cho năm 2011. Hiện nay theo quy trình trong tháng 4 các thành viên Chính phủ sẽ gửi ý kiến lại, Chính phủ sẽ họp và có quyết đinh về vấn đề chế độ phụ cấp thâm

niên. Báo cáo Quốc hội xin vắn tắt nội dung này, còn vấn đề liên quan đến chiến lược thanh niên và mầm non do hạn hạn chế xin phép không báo cáo. Chúng tôi là người cuối cùng trong thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến này, xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua đã quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát và góp ý hoạt động của Chính phủ trong thời gian vừa qua. Đây là tiền đề quan trọng để Chính phủ hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới. Xin kính chúc các vị đại biểu sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu BienBan26-3c (Trang 38 - 40)