Hoạt động can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 109 - 112)

Xây dựng chương trình, tài liệu ĐTLT cho cán bộ y tế

Chƣơng trình và tài liệu đào tạo đƣợc chuẩn bị trên cơ sở đánh giá kiến thức, kĩ nănng của NVYT cũng nhƣ tham khảo ý kiến, kinh nghiệm tham dự các kháo ĐTLT về YHCT của đối tƣợng nghiên cứu.

Chƣơng trình, tài liệu ĐTLT cho NVYT tại tỉnh Thanh Hóa đƣợc các đơn vị đào tạo xây dựng và trình Hội đồng của Sở Y tế tỉnh phê duyệt trƣớc khi đào tạo. Các đơn vị ĐTLT đã phối hợp các đơn vị có chuyên môn để biên soạn chƣơng trình và tài liệu. Theo hƣớng dẫn về quản lý ĐTLT của Bộ Y tế, các chƣơng trình và tài liệu ĐTLT cần đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt trƣớc khi tổ chức các khóa học. Công tác này đã đƣợc thực hiện đầy đủ tại tỉnh Thanh Hóa. Nhờ vậy mà chất lƣợng tài liệu đƣợc các học viên và cán bộ quản lý đánh giá cao và hữu ích cho ngƣời học.

Kết quả cho thấy, tất cả các học viên đƣợc hỏi sau khoa học đều cho rằng tài liệu ĐTLT đƣợc biên soạn có chất lƣợng tốt, các học viên đều tiếp tục sử dụng tài liệu này sau khi kết thúc khóa học.

Lựa chọn học viên tham gia đào tạo liên tục

Trong công tác lựa chọn học viên tham gia lớp học ĐTLT, các đơn vị cung cấp ĐTLT y tế tại tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện theo đúng hƣớng dẫn của Bộ Y tế, các tiêu chí lựa chọn học viên rõ ràng và công khai rộng rãi. Việc có tiêu chí lựa học viên rõ ràng và công khai rộng rãi các tiêu chí đó đã tạo thuận lợi cho các NVYT cũng nhƣ các lãnh đạo đơn vị y tế trong việc lựa chọn và cử cán bộ tham gia các lớp học. Vậy nên các học viên tham gia các lớp học đúng đối tƣơng, phù hợp với trình đô, chuyên môn của mình.

Tổ chức dạy và học

Giảng viên là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về lĩnh vực giảng dạy. Việc bố trí lớp học ĐTLT có từ 25 đến 30 học viên là hợp lý. Tuy nhiên trong công tác tổ chức dạy và học còn gặp một số vấn đề chƣa phù hợp.

Việc sắp xếp học viên một cách ngẫu nhiên nhƣ đang thực hiện thực sự chƣa hợp lý. Về ý kiến xếp học viên theo độ tuổi và theo khoảng cách là không cần thiết, trên thực tế cần đa dạng các yếu tố này để có sự hỗ trợ giữa các học viên quá trình học tập. Nên sắp xếp học viên vào các lớp học theo trình độ chuyên môn, nhƣ vậy sẽ thuận lợi cho quá trình giảng dậy và tổ chức học tập.

Đa số giáo viên có kĩ năng giảng dạy tốt, tuy nhiên phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, vẫn có giáo viên đƣợc học viên đánh giá là chƣa có cách tiếp cận phù hợp trong giảng dạy. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý

học viên và hiệu quả học tập của học viên. Cần có những buổi trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ giữa các giáo viên nhăm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chon hay để các giáo viên ĐTLT đều có phƣơng pháp tốt trong giảng dạy.

Bên cạnh đó tất cả danh sách giảng viên tham gia ĐTLT cũng đều đƣợc Sở Y tế phê duyệt mới có thể tham gia giảng dạy.

Đánh giá học viên trước, trong và sau đào tạo

Các chƣơng trình ĐTLT đƣợc tổ chức đều thực hiện đánh giá đầu vào và đánh giá đầu ra, qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả của chƣơng trình đào tạo. Mặc dù bản thân các cán bộ quản lý cũng biết đƣợc việc đánh giá học viên cần nhiều hình thức khác nhau và cần đánh giá liên tục trong cả quá trình đào tạo cũng nhƣ sau đào tạo khi cán bộ về đơn vị công tác. Nhƣng để thuận tiện các đơn vị đều đánh giá học viên bằng một bài kiếm tra đầu vào và một bài kiếm tra đầu ra. Đó có thể là những bài kiểm tra lý thuyết hay thực hành tùy theo nội dung lớp học đào tạo.

Theo đánh giá của học viên có những đơn vị ĐTLT thì tổ chức đánh giá nghiêm túc, có những đơn vị thì vẫn mang tình hình thức, chƣa thực sự nghiêm túc. Việc tổ chức đánh giá nhƣ vậy cũng có ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời học và dẫn tới hiệu quả chƣa cao.

Cần quan tâm đến đánh giá trong quá trình học, qua đó tác động đến động cơ học tập của học viên, giúp học viên tích cực và chủ động hơn trong việc học tập.

Giám sát đào tạo

Hiện tại công tác giám sát ĐTLT đƣợc giao cho các đơn vị tổ chức đào tạo tự giám sát và báo cáo kết quả về Sở Y tế.

Việc giám sát nhƣ vậy có ƣu điểm là thuận tiện và dễ thực hiện, tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không kịp thời và thiếu khách quan. Để hỗ trợ kịp thời công tác tổ chức ĐTLT của các đơn vị và có đánh giá khách quan

hơn về chƣơng trình ĐTLT, Sở Y tế cần đa dạng các hình thức tổ chức giám sát: Sở Y tế giám sát trực tiếp, lập đoàn thanh tra kiểm tra các chƣơng trình, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ĐTLT của từng đơn vị đào tạo…

Công tác tài chính phục vụ cho các lớp ĐTLT

Các chƣơng trình ĐTLT đã đƣợc triển khai trong giai đoạn qua có nguồn tài chính từ sử dụng nguồn ngân sách của đơn vị và các chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia, hỗ trợ từ các dự án và việc đóng góp học phí của học viên.

Theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế, ngân sách phục vụ cho ĐTLT có thể lấy từ ngân sách đơn vị, các chƣơng trình dự án hoặc do ngƣời học đóng góp. Tuy nhiên đối với ĐTLT cho NVYT, vì đặc thù cán bộ công tác tại bệnh viện tuyến huyện có mức thu nhập không cao, rất khó khăn về kinh tế, vậy nên việc thu học phí thu học phó từ ngƣời học là không khả thi, vẫn cần có chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, đơn vị và ngân sách hỗ trợ từ các chƣơng trình dự án để triển khai công tác ĐTLT cho NVYT.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)