Những ngày làm việc liên tục, các bác sĩ trẻ
phải
Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc-xin phòng chống COVID-19
2.2.3. Nhân ái bao dung, nhường cơm sẻ áo
Tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau là những đức tính được hun đúc trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam, tinh thần ấy đã tỏa sáng trong suốt truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở, nền tảng vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt bao khó khăn, hoạn nạn. Trong thử thách của chiến tranh, địch họa, người Việt Nam luôn và đều có những sáng tạo không ngừng để hướng về tương lai tốt đẹp. Điều này đã được minh chứng sống động qua các cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc phương Bắc và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, với phẩm chất truyền thống “thương người như thể thương thân”, mỗi người dân Việt Nam không chỉ quan tâm bảo vệ sức khỏe bản thân mình, chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, mà còn nêu cao
ý thức cộng đồng, chung tay góp sức kể cả vật chất và tinh thần, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để cùng Đảng và Nhà Nước chăm lo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi tầng lớp xã hội đều nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 qua tin nhắn điện thoại. Các doanh nhân, văn nghệ sĩ, vận động viên thể thao, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội không chỉ bản thân mình đóng góp mà còn lập quỹ kêu gọi cộng đồng quyên góp được hàng trăm triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch. Không ít
người dù cuộc sống còn khó khăn vẫn đến ủng hộ mớ rau, quả trứng, cân gạo.
Qua đây, chúng ta càng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc và
giá trị nhân văn lớn lao từ truyền thống nhân ái bao dung của dân tộc. Hơn bao giờ hết, càng khó khăn, thử thách, lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo sức mạnh to lớn trong công tác phòng, chống dịch. Lòng nhân ái của người Việt Nam còn thể hiện cách ứng xử nhân văn, đầy tình người với bạn bè và du khách quốc tế. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, công tác bị mắc Covid-19 đều nước đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế điều trị tận tình, chu đáo. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 mà Việt Nam đã, đang thực hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, có lẽ không chỉ ở hiệu quả mà còn ở cách ứng xử thân thiện, văn minh, hết mình với công dân các
Người dân tặng quà cho lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung
quốc gia khác. Người nước ngoài đến từ vùng có dịch, tiếp xúc, có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc dương tính với Covid -19 được chăm sóc, ứng xử như công dân Việt Nam dù dịch bệnh đã tác động không nhỏ tới kinh tế – xã hội và đời sống của mỗi người dân.
C. KẾT LUẬN
Có thể nói, văn hóa có vai trò trong mọi mặt của đời sống xã hội. Thực hiện câu nói của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm sắp tới là khát vọng to lớn và quyết tâm chiến lược của Ðảng ta nhằm phát triển mạnh mẽ văn hóa dân tộc, chấn hưng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới. Điều đó đòi hỏi phải có sự đồng lòng của toàn dân tộc ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó làm nền tảng để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đi lên xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa như một cơ hội để phát huy các giá truyền thống, đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Với truyền thống vẻ vang của dân tộc, với đường lối, chính sách phát triển đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào bản lĩnh và thắng lợi của nhân dân Việt trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay.
Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, gánh trên vai trách nhiệm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Là thế hệ trẻ - những người được lĩnh hội tri thức, thế hệ sinh viên cần góp sức của mình vào công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lấy đó làm nền tảng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước. Muốn thế, mỗi sinh viên phải luôn có ý thức nỗ lực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có như vậy, nền văn hóa của dân tộc ta mới thực sự là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam ta mới có thể “bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2019
2. TS. Phạm Thanh Hà, Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia
3. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Bản chất chế độ và truyền thống văn hóa dân tộc – nguồn sức mạnh to lớn để chiến thắng đại dịch Covid-19, Tháng 05/2020
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
Điểm bằng số Điểm bằng chữ