6. Nếu một hợp đồng bị vô hiệu thì:
A. Ở thời điểm giao kết vẫn có hiệu lực. B. Ở thời điểm giao kết không có hiệu lực. C. Sự kiện xảy ra ngay, sau lúc ký kết. D. Câu a, c đúng.
7. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nào sau đây có thể chịu trách nhiệm dân sự: A. Cá nhân, pháp nhân.
B. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
C. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. D. Cả ba câu trên đúng.
8. Các nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi một người đã thành niên đương nhiên họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được tự mình thực hiện các giao dịch dân sự.
B. Người từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mọi giao dịch dân sự của họ phải có sự đồng ý của người đại diện.
C. Một người bị bệnh tâm thần khi xác lập giao dịch dân sự với người khác thì các giao dịch này sẽ không có hiệu lực.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
A. Bằng lời nói, chữ viết, thái độ, cử chỉ B. Bằng lời nói, văn bản, cử chỉ, sự im lặng C. Bằng lời nói, văn bản, cử chỉ, hành vi cụ thể. D. Tất cả các câu trên đều đúng.
10. Xét về tính chất, các trường hợp nào sau đây hợp đồng bị mất hiệu lực: A. Hợp đồng bị hủy bỏ.
B. Hợp đồng vô hiệu. C. A, B đúng.
D. A, B, C đều sai. III. Bài tập
11. Một doanh nghiệp chuyên thu mua nông sản X đã đưa ra lời đề nghị muốn giao kết hợp đồng với một nông dân Y chuyên trồng đậu nành, với giá mua là 30.000đ/kg sau mỗi vụ thu hoạch. Nông dân Y đã đồng ý lời đề nghị đó và 2 bên đã ký kết hợp đồng. Một thời gian sau, trước vụ thu hoạch vài ngày, Y lâm bệnh nặng và qua đời. Cùng lúc đó giá đậu nành tăng mạnh đến 50.000đ/kg, thấy vậy, vợ của Y lấy lý do là Y đã chết nên đã không thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp X đã kiện ra tòa về việc không thực hiện giao kết hợp đồng của Y. Dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng, theo anh(chị), Vợ Y có quyền không ký kết hợp đồng với X không? Vì sao?
12. A và B là bạn bè thân thiết lâu năm. A sống ở thành phố Hồ Chí Minh, B sống ở Hà nội. B có nhu cầu chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. A đề nghị bán căn hộ của mình ở chung cư cho B còn mình sẽ mua một căn nhà khác rộng hơn. Vì điều kiện xa xôi trở ngại nên B không có điều kiện vào thành phố HCM xem nhà trước khi mua đồng thời cũng tin tưởng vào quan hệ bạn bè lâu năm nên B yêu cầu A mô tả căn nhà cho mình. A mô tả căn nhà của mình có 3 phòng, hai phòng ngủ, 1 phòng ăn vừa là nhà bếp và nhà vệ sinh. Thỏa thuận xong giá cả, B cùng gia đình chuyển vào thành phố HCM nhận nhà thì mới vỡ lẽ rằng nhà chỉ có 1 phòng ngủ, còn cái gọi là phòng ngủ thứ hai thì chỉ là một căn phòng tận dụng được từ việc che chắn ban công của căn hộ.
B không đồng ý mua căn hộ với lý do là căn hộ chỉ có 1 phòng ngủ chứ không phải hai phòng như mô tả của A và cho rằng A đã lừa dối mình.
Còn A thì cho rằng mình không lừa dối B và sự thật thì căn phòng thứ hai là 1 căn phòng ngủ đúng với tính năng sử dụng của nó. Tranh chấp được đưa ra tòa án có thẩm quyền.
Hãy nêu quan điểm của bạn trong việc giải quyết vụ việc, giải thích tại sao chọn giải pháp đó và cơ sở pháp lý.
13. Anh X nhặt được một chiếc ví trong đó có một ít tiền mặt và một số giấy tờ tùy thân. Dựa vào giấy tờ tùy thân trong ví, anh X mang chiếc ví đến trả lại cho chủ sở hữu. Hai hôm sau, tình cờ đọc lại một bài báo cũ cách đây 2 tháng, anh X biết rằng trong thời gian mất ví, chủ sở hữu có công bố việc hứa thưởng một số tiền rất lớn cho người nào tìm được ví trả lại cho mình. Lời hứa thưởng của chủ sở hữu chiếc ví không quy định thời hạn. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về hứa thưởng, theo anh(chị), Anh X có quyền gặp chủ sở hữu để yêu cầu nhận thưởng hay không? Vì sao?
14. A được B ủy quyền để quản lý nhà và vườn cam trong thời gian B đi vắng (1năm). Cam chín, A thu hoạch và bán trọn mùa cam, theo giá thị trường, cho một thương nhân vẫn thường đến mua cam của B, thu được 10 triệu đồng. A dùng 200.000 đ để sửa mái nhà của B (bị hư hỏng sau một cơn lốc), phần còn lại dùng để mua một số vàng. Hai tháng sau, nhận thấy vàng lên giá, A quyết định bán vàng, lời 2 triệu đồng. Sáu tháng sau, B trở về, A chỉ trả cho 9,8 triệu, và giữ lại 2 triệu đồng chênh lệch có được từ việc mua bán vàng nói trên. Biết được sự việc, B kiện A buộc A trả cho mình 2 triệu đồng đó với lý do A được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại cho mình.
a. Dựa vào lý thuyết về tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hãy cho biết B có quyền kiện A theo 2 yêu cầu này không? Vì sao?
Hướng dẫn làm bài tập và đáp án
☺Hướng dẫn
* Đối với phần câu hỏi nhận định các bạn nên chú ý đọc kỹ từng câu cụ thể. Tiếp theo chúng ta hãy làm các phương pháp so sánh, đối chiếu với các quy định của luật, nếu thấy hợp lý chúng ta sẽ ghi nhận và giải thích theo hướng cơ sở luật đã có. Chú ý, phải xem xét tất cả các quy định của pháp luật về phạm vi đã cho trong câu hỏi thi.
* Đối với phần thi trắc nghiệm: trước hết là đọc kỹ câu hỏi, sau đó xem các đáp án mà đề thi đã cho, dùng phương pháp loại trừ, sau đó dựa vào cơ sở của luật để tìm ra đáp án đúng nhất. Đối với các câu hỏi trong phần ôn tập, không chỉ có trong phần Dân sự 2 mà có liên quan đến cả phần Dân sự 1. Các bạn chú ý phải xem lại các kiến thức cũ. * Đặc biệt đối với phần bài tập, trong đề thi lúc nào cũng có phần bài tập (hoặc dạng trắc nghiệp bài tập). Các bạn nên chia tình huống ra thành nhiều phần, phân tích kỹ từng phần để tìm phán đoán cho hợp lý, sau đó so sánh lại với các cơ sở luật và tìm ra đáp án chính xác. Đối với phần tình huống dân sự cũng có nhiều cách để giải quyết vấn đề, tuy nhiên tất cả phải hợp lý và phù hợp pháp luật.
☺ Đáp án Đáp án 1. Sai. Điều 388 BLDS 2005. 2. Sai. Điều 405 BLDS 2005 3. Sai. Điều 137 BLDS 2005 4. Sai. Điều 401 BLDS 2005
5. Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 599 và Điều 247 BLDS 2005 6. B 7. A 8. D 9. D 10. A 11. 39
- Lời ĐNGK hợp đồng của Doanh nghiệp X và Y có giá trị pháp lý. Theo điều 399 BLDS2005.
- Y chết, hợp đồng vẫn không chấm dứt theo điều 424 BLDS 2005 (không thỏa các điều kiện để chấm dứt hợp đồng)
- Đây là trường hợp bất khả kháng, vợ Y vẫn phải thực hiện hợp đồng đó với X. 12. Căn cứ vào điều 131, 132 BLDS 2005 để trả lời.
13. Căn cứ điều 590 BLDS 2005. Điều đó cũng có nghĩa là khi công việc hoàn thành thì anh X được nhận thưởng (khoản 1 điều 592 BLDS 2005).
14.
a. B sẽ không được kiện theo yêu cầu trên.Vì A không phải trong tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà là tình trạng chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
b. Vì A chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, dựa vào các quy định của luật dân sự để giải quyết:
- Theo Điều 183 BLDS 2005. - Theo Điều 189 BLDS 2005.