7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNGINTERNET VẠN VẬT
3.2.4. Tiết kiệm thời gian thử đồ offline
Internet vạn vật giúp ngƣời mua hàng tiết kiệm thời gian thử đồ qua Gƣơng thông minh. Bên cạnh chức năng truyền thống, chiếc gƣơng này có thể hoạt động nhƣ một chiếc màn hình kèm camera tích hợp bên trong. Những tấm gƣơng thông minh nói trên sẽ rất thuận tiện cho các cửa hàng bán lẻ.
Một chiếc gƣơng thông minh thƣờng có kích thƣớc 55 inch và đƣợc tích hợp công nghệ màn hình trong suốt Transparent OLED. Chúng có khả năng cho phép ngƣời mua hàng xem các thông tin về sản phẩm dễ dàng và thậm chí còn có thể "ƣớm" thử các sản phẩm nhƣ quần áo, đồ trang sức... lên mình trƣớc khi mua mà không cần mặc thực tế. Để thực hiện đƣợc điều này, chiếc gƣơng có thể theo dõi chuyển động của chủ thể thông qua công nghệ Real Sense 3D đến từ Intel. Hiểu một cách đơn giản, camera giấu bên trong gƣơng sẽ theo dõi chuyển động của bạn đồng thời ghi lại đoạn video và ghép chồng hình ảnh quần áo ảo lên để mô phỏng.Khi ngƣời thử đồ xoay ngƣời đến đâu, thì các mặt của quần áo ảo sẽ lập tức hiện ra đến đấy (ví dụ phần mềm đƣợc tích hợp trong Nshow 3D Virtual Dressing Mirror).
63
Hình 3.2. Giới thiệu nguyên lý hoạt động của gƣơng thông minh
Nguồn:http://www.newtempo.com
Những chiếc gƣơng này có kiểu dáng không mấy khác biệt so với những chiếc gƣơng vốn đƣợc đặt trong các phòng thử quần áo, ngoại trừ việc nó có kích cỡ rất to, có giá đỡ và đƣợc đặt ở bên ngoài để khách hàng tiện sử dụng.Bên trong của chiếc gƣơng thông minh này sẽ đƣợc trang bị một hệ thống điện toán đặc biệt, máy ảnh và phần mềm phiên dịch tín hiệu.
Để thử quần áo mà không cần phải thay đồ, trƣớc tiên, ngƣời dùng hãy tiến đến gần máy rồi đƣa bàn tay về phía camera nằm ở mép trên để gƣơng nhận diện ngƣời dùng. Tiếp đến, hãy đứng trƣớc gƣơng soi với một khoảng cách xác định và theo đúng vị trí đƣợc hƣớng dẫn trên màn hình. Cuối cùng, ngƣời thử đồ chỉ cần huơ tay từ xa để chọn nút giới tính rồi thực hiện các thao tác khác có liên quan, chẳng hạn nhƣ thay đổi trang phục từ danh mục hàng hóa sẵn có trên máy, mua hàng hay chụp ảnh kỷ niệm.
Điểm đặc sắc nhất là những chiếc gƣơng này cho phép ngƣời dùng thử đồ trong không gian 3 chiều. Họ có thể quan sát mẫu trang phục đang mặc ảo ở mọi góc độ (từ trƣớc ra sau). Ngƣời dùng sẽ dễ dàng mặc ảo nhanh chóng rất nhiều mẫu quần áo của một cửa hiệu hoặc siêu thị. Và chỉ khi nào thật sự hài lòng với một thứ nào đấy, khách hàng mới yêu cầu đƣợc mặc thật trong phòng thử đồ.Nếu hài lòng với mặt hàng đang chọn mà không cần phải thử thật, ngƣời dùng có thể ra lệnh mua nhanh bằng cách dùng điện thoại thông minh để quét mã QR trên màn hình.
Với các doanh nghiệp bán hàng, ngoài việc dễ dàng cập nhật catalog cho cửa hàng, gƣơng sẽ tự động lƣu lại mọi thông tin của khách để giúp chủ cửa hàng biết đƣợc mẫu nào đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất.Độtrễ phản hồi của gƣơng thông minh với màn hình trong suốt OLED là ít hơn 1 phần nghìn của một giây.
64
Hình 3.3. Tích hợp gƣơng thông minh trong cửa hàng bán lẻ
65
Ngoài ra, chiếc gƣơng thông minh này có thể trở thành một trợ lý thông minh cho ngƣời dùng tại nhà với khả năng đƣa ra các lời khuyên liên quan đến việc ăn mặc. Họ cũng có thể chụp ảnh và chia sẻ kết quả mặc thử quần áo lên mạng xã hội để nhận đƣợc tƣ vấn thêm. Trên thị trƣờng hiện nay, một chiếc gƣơng thông minh nhƣ vậy đƣợc bán với giá khoảng 110 triệu đồng.
3.2.5. Phát triển các dịch vụ trực tuyến
Trƣớc kia các dịch vụ cung cấp trên mạng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mua bán dịch vụ, còn việc sử dụng dịch vụ thƣờng vẫn phải là truyền thống (ví dụ cắt tóc, du lịch, ăn uống, spa,...). Tuy nhiên, khiInternet vạn vật phát triển, thông qua kính thực tế ảo, video thực tế ảo, công nghệ ghi hình 3D, thì việc thăm quan hay trải nghiệm, sử dụng dịch vụ thông qua màn hình máy tính hay các thiết bị thông minh không còn khó khăn.
Trong rất nhiều ứng dụng đã đƣợc phát triển thì lĩnh vực bất động sản và du lịch có lẽ là những lĩnh vực sôi động nhất để công nghệ này phát huy thế mạnhtrong cách tiếp cận sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.
Khi không gian ảo đƣợc tạo ra nhờ trí tƣởng tƣợng và dựng đồ họa trên máy tính đang phát triển thì việc số hóa không gian nhờ công nghệ 3D Scanning đƣợc đánh giá rất cao, việc tái hiện lại quan cảnh thực tế đem đến trải nghiệm không giới hạn cho khách hàng và là giải pháp đột phá trong công tác bảo tồn và quảng bá các điểm đến du lịch và các cơ sở kinh doanh nhƣ khách sạn, nhà hàng, resort…Công nghệ 3D này giúp khách hàng nhập vai, tƣơng tác một cách toàn diện nhất, di chuyển và chủ động trong mọi góc nhìn. Ngƣời dùng cũng có thể thực hiện việc quan sát các không gian và địa điểm không giới hạn về thời gian, khoảng cách (sử dụng trên mọi thiết bị kết nối với internet nhƣ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính…).
Internet vạn vật giúp tối ƣu hóa hình ảnh và tăng khả năng tƣơng tác giữa khách hàng và sản phẩm. Từ đó dễ dàng đƣa ra quyết định mua một sản phẩm bất động sản hay chốt một địa điểm du lịch, đặt phòng khách sạn, hoặc tìm hiểu về không gian tổ chức sự kiện.Thậm chí, các nhà hàng cũng có thể cung cấp các video thực tế ảo cho khách hàng đến tham quan và chọn bàn trƣớc khi đến…Nhờ đó, sự e ngại khi không đƣợc sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của ngƣời mua trên mạng sẽ không còn nữa. Sự kết nối này có ý nghĩa rất lớn về hiệu quả và sự tự động hóa. Khi sử dụng đúng cách, nó sẽ giải phóng rất nhiều thời gian và trở ngại.
66
3.3. THÁCH THỨC VÀ TRỞ NGẠI KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG TMĐT VIỆT NAM
Mặc dù việc ứng dụng IoT đang đƣợc dự báo là một trong những trào lƣu chủ đạo của môi trƣờng trực tuyến trên thế giới, nhƣng bên cạnh yêu cầu về sự nhạy bén trong nhận thức và hƣớng theo xu thế này, các doanh nghiệp TMĐT còn gặp phải nhiều tác nhân ngăn cản sự phát triển của IoT.
Trƣớc hết, đó là việc chƣa có một ngôn ngữ chung trong IoT. Ở mức cơ bản nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nhƣng để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều giao thức (Protocol), có thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Ví dụ, một trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol (HTTP) để tải web. Ngoài ra, chúng ta còn có SMTP, POP, IMAP dành cho thƣ điện tử (e-mail), FTP dùng để trao đổi file...Những giao thức nhƣ thế này hoạt động ổn định bởi các máy chủ web, mail và FTP thƣờng không phải “nói chuyện” với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu nhau.
Thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị IoT hiện nay chủ yếu kết nối đến một máy chủ trung tâm do một hãng sản xuất hay một nhà phát triển hệ thống nào đó quản lý. Với cách thức này, những thiết bị vẫn hoàn toàn “nói chuyện” đƣợc với nhau thông qua chức năng phiên dịch của máy chủ. Thế nhƣng, cứ mỗi một mạng lƣới nhƣ thế lại tạo thành một subnetwork (mạng nhỏ) riêng, và các máy móc nằm trong mạng nhỏ này không thể giao tiếp tốt với mạng nhỏ khác.Hiện tại, giữa các nhà phát triển công nghệ chƣa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ liệu.Đó chính là vật cản lớn và trực tiếp trên con đƣờng phát triển của IoT.
Một trở ngại khác đến từ khâu bảo mật. Hãy nhìn vào công nghệ đằng sau IoT, các thiết bị IoT phổ biến hiện nay nhƣ máy đo thông minh trong ngành y tế, máy theo dõi việc tập thể dục, và thậm chí cả xe ô tô – đang giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API). API là chất keo liên kết các IoT với nhau. Kẻ xấu nếu muốn tấn công một thiết bị IoT sẽ chọn việc tấn công các API. Vì vậy, để bảo đảm an ninh cho IoT là API phải đƣợc bảo đảm. Nhƣ vậy, sự phát triển của IoT cũng mang theomột loạt các thách thức và làm cho giải pháp bảo mật web truyền thống trở nên lỗi thời. Nhƣng các nhà công nghệ có thể giải quyết những thách thức này bằng
67
cách sử dụng một cách tiếp cận API trung tâm cho phép các nhà sản xuất thiết bị IoT có những lớp bảo vệ an ninh cần thiết.
Khi phát triển IoT, vấn đề bảo mật dữ liệu, an ninh thông tin và quyền riêng tƣ là vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp giữa các thiết bị là rất tốt và hoàn hảo cho đến khi một ai đó xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển một thiết bị cho mục đích xấu. Sẽ không có gì to tát khi thiết bị đó chỉ là một bộ điều khiển nhiệt độ trong một ngôi nhà, nhƣng khi mất kiểm soát quyền điều khiển giao thông của toàn bộ thành phố thì đúng là một thảm họa. Hoặc đôi khi các thiết bị sẽ gặp trục trặc. Chúng ta đều biết rằng tất cả phần cứng và phần mềm đều có lỗi tiềm ẩn, và đôi khi những lỗi này khá nghiêm trọng. Đối với Internet vạn vật, lỗi thu thập dữ liệu và sai sót trong xử lý dữ liệu có thể gây ra những sai lệch nghiêm trọng.
Bảo mật và quyền riêng tƣ là những lo ngại chính – và giải quyết những lo ngại này là ƣu tiên hàng đầu. Công nghệ mới thƣờng kèm theo khả năng bị lạm dụng trở thành mối nguy hại.
3.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT CHO DOANH NGHIỆP TMĐT VIỆT NAM
3.4.1. Định hƣớng cho Internet vạn vậtcho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam
Theo mô hình hệ sinh thái CNTT-TT, ngành công nghiệp CNTT và TMĐT tại Việt Nam ở lớp 1 (các nhà cung cấp thành phần cho các hạ tầng truyền thông) có các tên tuổi hàng đầu nhƣ Cisco, Huawei, HP, Dell….
Hình 3.4. Mô hình hệ sinh thái CNTT-TT
68
Ở lớp 2, những doanh nghiệp vận hành hạ tầng truyền thông của Việt Nam nhƣ VNPT, Viettel, MobiFone, FPT đã và đang làm tốt. Nhƣ vậy, cơ hội cho các start-up công nghệ, các doanh nghiệp CNTT và TMĐT muốn tham gia thị trƣờng IoT sẽ còn ở lớp 3, gồm các nhà cung ứng nền t ảng, ứng dụng, nội dung.Giải pháp IoT không chỉ là phần mềm, phần cứng tiêu chuẩn (máy tính, điện thoại) mà còn là các phần cứng đặc thù nhƣ camera, RFID, cảm biến môi trƣờng... Có thể thấy, các hệ thống này liên quan tới các ngành vật liệu, hóa học, sinh học, vật lý, y tế và đây là cơ hội cho các ngành khoa học công nghệ tại Việt Nam phối hợp để làm ra những ứng dụng hữu ích.
Dựa trên thực tế đã triển khai tác giảcó thể đƣa ra 3 khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng trên con đƣờng phát triển IoT:(1) trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo IoT, (2) tạo ra hệ sinh thái sáng tạo mở và (3) xây dựng lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực quan trọng và đặc thù nhƣ nông nghiệp, quốc phòng, giao thông, bán lẻ, marketing.
3.4.2. Giải pháp ứng dụng Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam Nam
Cùng với định hƣớng đó, tác giả đƣa ra hai nhóm giải pháp chi tiết cho các doanh nghiệp tại Việt Nam:
* Nhóm giải pháp kết nối theo chiều đứng:
- Tích hợp công nghệ thông tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới, tích hợp từ các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng
- Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu:Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR) sẽ tạo ra một lƣợng lớn dữ liệu. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đƣa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Ứng dụng trên mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây tạo cơ hội tuyệt vời để lƣu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn đƣợc tạo ra bởi FIR. Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với FIR.
- Hiệu quả hoạt động: FIR tạo ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập đƣợc từ máy móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đƣa ra quyết định để cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì.
69
- Tối ƣu hóa mô hình kinh doanh: Để đạt đƣợc điều này, các công ty cần phải phát triển các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng nhƣ cho tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngƣợc lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới ngƣời lao động.
- Chuỗi cung ứng thông minh: FIR sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.
Các ứng dụng của Internet vạn vật cung cấp quản lý dây chuyền có thể giúp các công ty chia sẻ thông tin hàng hóa từ thẻ và các cảm biến, thông tin sẽ đƣợc mở rộng trong chuỗi cung ứng và kiểm tra theo thời gian thực. Trong phần này, tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của Mã sản phẩm điện tử (Electronic Product Code (EPC). Các thành viên trong chuỗi sở hữu mã sản phẩm/dịch vụ trong một mạng lƣới thống nhất, giúp nhà phân phối, nhà cung cấp, các nhà sản xuất và ngƣời dùng ứng dụng cùng đọc đƣợc thông tin về một hàng hóa. Nhờ EPC và Internet vạn vật, doanh nghiệp không chỉ định vị vị trí của sản phẩm trong quá trình sản xuất và cung cấp, mà còn cập nhật thông tin của sản phẩm một cách liên tục. Doanh nghiệp không chỉ tối ƣu hóa các quá trình sản xuất, mà còn có thể kiểm tra, kết nối, sử dụng các thiết bị nhúng thông minh, ID và lƣu trữ dữ liệu, tƣơng tác với mạng để có đƣợc các thông tin về thời gian thực giao hàng, các thông số và tình hình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ƣu hóa lịch trình sản xuất, cải thiện hoạt động hậu cần.Trong thời đại số, các quá trình hậu cần sẽ phải trở nên thông minh hơn trong mạng lƣới chuỗi giá trị toàn cầu. Bao gồm cả hai quá trình quản lý cung ứng vật tƣ và phân phối sản phẩm.
- Quản lý an ninh mạng: FIR đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.
– Mô hình thuế mới: Công nghệ in 3D trong tƣơng lai sẽ cho phép sản xuất trên khắp các quốc gia và châu lục, không có còn biên giới quốc gia nữa. Điều này sẽ tạo ra một nhu cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.
- Hệ thông quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng phải thay đổi để phù hợp với FIR. Những mô hình kinh doanh và các mô hình hợp tác mới xuất hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số.